Một bệnh nhân điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia. |
Các vi khuẩn gây tiêu chảy như: Colifoms, Staphylococcus aureus, Cl. perfringens, E.coli. Trong đó, sự hiện diện của hai loại vi khuẩn cuối cùng chứng tỏ rau bị ô nhiễm phân người cả mới và lâu ngày.
Xét nghiệm cho thấy thớt dùng thái thịt chín tại một số nhà hàng cũng chứa các mầm bệnh kể trên.
Chiều nay, Bộ Y tế công bố dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã lan ra 12 tỉnh ở miền Bắc. Cơ quan này cũng khuyến cáo ngừng sử dụng 6 loại thực phẩm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn tả.
Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết ngoài hồ Linh Quang, viện cũng phát hiện phẩy khuẩn tả trong mẫu nước ở một số đoạn sông Nhuệ, dòng chảy được coi là ô nhiễm nhất miền Bắc, chạy qua 3 tỉnh Hà Tây, Hà Nam và Hà Nội.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện 6 không trong ăn uống, đó là: Không ăn rau sống; mắm tôm; mắm tép sống; nem chua, nem chạo; gỏi cá, hải sản sống; không uống nước lã, nước đá không đảm bảo vệ sinh; không ăn thịt chó. Theo ông Trần Đáng, thịt chó nấu ăn ngay thì ăn toàn. Nhưng ở nhiều quán Hà Nội, thịt chó có thể được chế biến ở ngoại thành như Trôi, Nhổn... rồi mới mang về băm chặt, nên có nguy cơ nhiễm tả trong quá trình vận chuyển, chế biến. Mặt khác, thịt chó luôn đi kèm mắm tôm, rau sống. Xét nghiệm các mẫu mắm tôm, Bộ Y tế phát hiện rất nhiều vi khuẩn gây tiêu chảy cấp. |
Những động vật thủy sinh như cua, ốc... hoặc cây trồng trong nguồn nước nhiễm tả sẽ có thể gieo rắc bệnh này cho con người. Điều này cũng xảy ra nếu nước nhiễm tả được dùng để tưới rau, hay vẩy rau cho tươi trước khi mang ra chợ bán. Phẩy khuẩn từ nước bẩn, rau bẩn... cũng có thể dính vào bàn tay người và truyền sang các thức ăn, vật dụng khác.
Tiến sĩ Trần Đáng, Cục trưởng an toàn vệ sinh thực phẩm, cho biết, dịch tiêu chảy cấp đã lan ra 12 tỉnh. Quảng Bình chưa được tính vào danh sách các tỉnh có tiêu chảy cấp nguy hiểm vì bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả duy nhất được phát hiện ở đây đã đi từ Hà Nội vào.
Bộ Y tế lo ngại dịch có thể tiếp tục lan rộng do không kiểm soát được nguồn lây từ người lành mang bệnh và cả người bệnh trốn viện, từ các loại thực phẩm mất vệ sinh. Mối nguy này càng lớn khi vi khuẩn tả đã hiện diện trong nước bề mặt ở nhiều nơi.
Chiều 7/4, ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường, từ chối công bố con số bệnh nhân tiêu chảy cấp và nhiễm tả mới vì quyền phát ngôn về dịch này thuộc về Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng "im lặng" sau khi khẳng định mình không còn giữ vai trò người phát ngôn nữa.
Với bệnh tả, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, chỉ cần phát hiện một ca cũng được coi là có dịch vì mầm bệnh đã có thể phát tán ra cộng đồng. Tuy nhiên, theo ông Trần Đáng dịch ở Việt Nam hiện nay được gọi là "tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân từ tả" vì tả chỉ là một trong các thủ phạm.
Chỉ trong 6 tháng, tại miền Bắc đã xảy ra 3 đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm trong đó có tả. Đợt 1 diễn ra từ 23/10 đến 6/12/2007 tại 13 tỉnh, với gần 1.900 ca mắc, 295 ca nhiễm tả. Đợt thứ 2 xảy ra từ 24/12/2007 đến 5/2/2008 chỉ riêng tại Hà Nội, với 58 bệnh nhân, trong đó 32 nhiễm khuẩn tả. Đợt thứ 3 xảy ra từ 6/3, tính đến 2/4, có gần 370 người nhập viện, 85 ca dương tính với tả. |
Hải Hà