![]() |
Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ diễn ra tối 28/7 tại Nhà Văn hóa Việt Nam, Trung tâm thương mại Thái Bình Dương ở Berlin. Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin - Brandenburg phối hợp với các hội đoàn người Việt tại Berlin tổ chức buổi lễ để tri ân và tưởng nhớ các thương binh, liệt sĩ đã hy sinh xương máu của mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước. |
![]() |
Buổi lễ có sự tham dự của đại sứ Việt Nam tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh, tùy viên Quốc phòng Trịnh Ngọc Đại, đại diện nhiều hội đoàn người Việt, các thành viên Hội Cựu chiến binh và đại diện những gia đình thương binh, liệt sĩ đang sinh sống tại Berlin-Brandenburg. Cả hội trường đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ trong tiếng nhạc "Hồn tử sĩ", trước khi sư thầy Thích Từ Nhơn, trụ trì chùa Phổ Đà ở Berlin, làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ có người thân sang sống tại Berlin-Brandenburg. |
![]() |
Chị Nguyễn Thị Hồng Liên thay mặt các con liệt sĩ chia sẻ về nỗi đau của người con chưa từng biết mặt cha. |
![]() |
Anh Nguyễn Huy Hoàng, con liệt sĩ Nguyễn Huy Hùng, không giấu được sự xúc động khi kể về hành trình đi tìm mộ cha. |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Dậu, quê Thanh Hóa, vợ liệt sĩ Lê Ngọc Cự, đang sang Đức thăm con cũng kể lại những đau thương, mất mát hơn 40 năm qua, khi chồng bà hy sinh, và thắp hương viếng hương hồn các liệt sĩ. |
![]() |
Đại diện Hội Cựu chiến binh Việt Nam tại Berlin - Brandenburg trao tặng bà dải băng danh dự của Hội. |
![]() |
Tiến sĩ Phạm Thị Như Anh (trái), bạn gái của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, tưởng nhớ hương hồn các liệt sĩ bằng bài thơ "Đêm trắng", bài thơ cuối cùng anh Thạc gửi chị trước khi lên đường ra mặt trận và hy sinh. Sau đó, chị đã tặng đại sứ Nguyễn Thị Hoàng Anh một cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20. |
![]() |
Chị Tenesa người Ba Lan (thứ 3 trái qua), có bố chồng là liệt sĩ. |
![]() |
Những câu chuyện kể về các thương binh liệt sĩ khiến nhiều người ngồi lặng đi cố ngăn nước mắt. |
![]() |
Cháu Quỳnh Anh, 9 tuổi, lặng im nghe kể chuyện ông ngoại là liệt sĩ. |
Thế Sáng