H.T. -
"Literary agent" là người đại diện cho nhà văn trong việc tìm kiếm nhà xuất bản, thương thảo hợp đồng và triển khai những công việc liên quan đến tác quyền tác phẩm. Ở Mỹ và châu Âu, người đại diện quyết định đến 90% thành công về mặt thương mại của một cuốn sách. Tại Trung Quốc, nghề này chưa thực sự phát triển một cách chuyên nghiệp. "Nhưng hiện nay, một số cá nhân và các tổ chức tác quyền đã có những hoạt động đóng vai trò tương tự", Yang Wenxuan, một người trong giới làm sách Trung Quốc, nhận xét.
![]() |
Độc giả Trung Quốc tại Hội chợ sách Bắc Kinh 2007. |
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nghi ngờ sự cần thiết của nghề này trong đời sống văn học. "Tôi nghĩ những nhà văn đã nổi tiếng thì không cần đến người đại diện nữa. Còn nếu chạy theo những tác giả vô danh, liệu bạn sẽ giúp được mấy tác giả bán được khoảng 200.000 bản sách. Còn nếu không làm được như thế, thu nhập của bạn sẽ lấy đâu ra?", Shen Haobo, một nhà thiết kế bìa sách, nhận định.
Nhìn xa hơn, nhiều người lo ngại, sự lèo lái của giới đại diện văn học có thể khiến nền văn học Trung Quốc phát triển các xu hướng giải trí rẻ tiền, nhằm cung phụng thị hiếu của số đông độc giả. "Văn học Trung Quốc đã có rất nhiều rác rồi. Tôi thà không đọc gì còn hơn", nhà phê bình Zhu Dake nhận xét.
(Nguồn: china)