Bà mân mê chiếc nhẫn rồi cẩn thận rút ra cất vào bóp tiền. Đặt bóp lên bàn, bà xắn tay áo, chuẩn bị tát nước. Mấy ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, triều cường dâng cao, cộng thêm mưa lớn kéo dài, nhà bà Li lại thấp hơn mặt đường nên thường xuyên ngập nước. Trước đây, bà cũng thường cùng mẹ chồng tát nước thế này.
Mẹ chồng bà Li qua đời 8 năm trước. Làm dâu gần 40 năm, bà Li với mẹ chồng chỉ thật sự hoà thuận khoảng 2 năm trước khi bà mất. Lúc làm đám cưới, hai vợ chồng phải tự sắm cặp nhẫn, góp nhặt từng đồng suốt mấy năm trời mới đủ mua. Chồng bà Li thường động viên vợ, cùng nhau cố gắng, rồi mẹ sẽ hiểu và thương.
Lấy chồng được 40 năm, cũng là 40 năm bà Li giấu kín ước ao được mẹ chồng trao lại chiếc nhẫn vàng kỷ vật. Lúc mới về nhà chồng, bà đã thấy mẹ đeo nhẫn đó. Bà từng nói sẽ tặng nhẫn đó lại cho con dâu mà bà thương nhất. Cố gắng hơn 30 năm, bà Li giỏi gian chuyện bếp núc, đảm đang, dạy con ngoan hiền, mẹ chồng vẫn ghẻ lạnh. Chiếc nhẫn kỷ vật vẫn nằm yên trên tay mẹ chồng, chưa thấy truyền lại cho cô con dâu nào khác.
Mãi đến năm 2010, mẹ chồng bà Li cãi nhau với con dâu thứ bảy, chỉ có dâu cả là luôn ở cạnh chăm sóc, nhẫn nhịn dù có bị lạnh nhạt thế nào. Chiếc nhẫn kỷ vật được trao lại cho bà Li. Bà đeo nhẫn ở ngón áp út trái, cùng nhẫn cưới vàng mỏng manh. Một chiếc biểu trưng cho sự gắn kết bền chặt trong hôn nhân, chiếc còn lại nhắc bà nhớ về những năm tháng khó nhọc cuối cùng cũng được đền đáp. Mẹ chồng bà Li từng nói viên đá màu nâu giá trị không cao, nhưng lại thể hiện khí chất, sự từng trải, bao hàm cả những khó khăn, khổ cực mà người mẹ, người vợ phải gánh vác để vun đắp gia đình.
Bà sẽ tặng lại nhẫn này cho con gái khi cô lấy chồng, hy vọng con hạnh phúc, không lận đận như mình. Mỗi lần làm việc nhà hay đi tắm, bà đều tháo nhẫn ra cất giữ cẩn thận, lâu lâu lại dùng khăn mềm lau nhẹ viên đá mắt mèo cho sáng.
Với con dâu, bà dùng tiền dành dụm mua đôi bông tai mới. Đôi bông tai vàng trơn giá trị không cao, chỉ vài triệu đồng, nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, biểu trưng cho tình thương của mẹ chồng với nàng dâu. Hôm đi mua, bà đắn đo khá lâu, không biết nên chọn nhẫn, vòng tay hay bông tai. Nhẫn là món trang sức mang ý nghĩa gắn kết, lâu bền. Nam nữ dùng nhẫn đôi để đính ước, định tình. Có người lại đeo nhẫn vì mưu cầu may mắn, thể hiện tình trạng độc thân hay tăng vận thế. Bông tai là vật trang sức có đôi có cặp, giống như đôi đũa của người Việt, thể hiện sự đồng hành, tương trợ, luôn có nhau. Bà chọn bông tai, hy vọng con dâu và con trai mãi gắn kết, yêu thương lâu bền.
Chị Trang (35 tuổi, TP HCM), thấy biết ơn vì có mẹ chồng như bà Li. Làm dâu gần 9 năm, chị thấy hết những khổ cực mà mẹ chịu đựng. Dù vậy, mẹ chồng vẫn đối xử tốt với chị, không la rầy, cũng không cáu gắt. Mẹ dạy chị nấu ăn, cách chăm sóc con nhỏ, lại dạy cả cách giữ "lửa" gia đình. Chị từng hỏi lúc trước bà nội có dạy mẹ những thứ này không, mẹ bảo không. Ngày nhận được đôi bông tai vàng từ mẹ, chị Trang không khỏi xúc động. Chị biết mẹ không có nhiều tiền nhưng vẫn dành tặng mình món trang sức này.
Mỗi khi có tiệc hay giỗ gia đình, chị mới lấy bông tai ra đeo. Bà Li thấy con dâu quý trọng món quà mình tặng cũng ấm lòng. Với Trang, chị trân trọng đôi bông tai vàng như quý của hồi môn cha mẹ ruột cho. Họ hàng thấy Trang không se sua quần áo, lại đeo mãi bông tai vàng suốt nhiều năm cũng hỏi sao chị không mua đôi mới. Có người tưởng nhầm bông tai là của hồi môn, chị cười bảo của mẹ chồng cho, nên quý, đeo mãi không muốn đổi.
Chị biết đôi bông tai mẹ chồng cho đã lỗi thời, nhưng lại là vật ý nghĩa. Bông tai vàng toát lên nét sang trọng, quý phái, là vật biểu trưng cho sự gắn kết giữa con dâu và mẹ chồng. Không phải giá trị vật chất, kiểu dáng, món trang sức đó có ý nghĩa và phải hợp với mình thì mới thật sự đáng quý.
So với quần áo, hoa hay những món vật chất khác, trang sức mang ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều. Trang sức là vật phẩm riêng tư, gắn liền với phong cách, khí chất riêng của từng người. Không chỉ mang giá trị vật chất, trang sức còn biểu trưng cho giá trị tinh thần. Lựa chọn trang sức làm quà tặng thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu, trân trọng và nâng niu của người tặng với người nhận.
Với người phụ nữ, trang sức giúp thể hiện nét đẹp, khí chất riêng, tô điểm vẻ ngoài. Mỗi món trang sức đều ẩn chứa ý nghĩa sâu xa phía sau. Có thể là vật định tình, kỷ niệm hoặc lớn lao hơn là kỷ vật gia truyền, dành tặng cho những người yêu thương. Khi vẫn chưa quá muộn, hãy nắm bắt cơ hội thể hiện tình yêu của mình với những người thân thương bằng cách tặng cho họ món quà ý nghĩa, vừa là vật chất, vừa là tinh thần.
Cuộc thi "Quà tinh ý dành cho người trân quý" là cơ hội để trao gửi những tâm sự chưa có dịp tỏ bày, đồng thời có khả năng mang đến cho người phụ nữ mình yêu thương những điều bất ngờ đáng yêu, từ PNJ. Mỗi người tham gia được gửi tối đa 3 bài dự thi (gồm nội dung và hình ảnh) về 3 người phụ nữ khác nhau.
Chương trình kéo dài từ ngày 3/10 đến 30/10 và chia làm 2 đợt, mỗi đợt chọn ra 5 bài dự thi với câu chuyện ý nghĩa, xúc động nhất để trao giải thưởng là một bộ trang sức PNJ trị giá 10 triệu đồng. Tất cả bài dự thi còn lại đúng tiêu chí sẽ nhận voucher giảm giá 10% từ PNJ. Giải thưởng sẽ được công bố trước ngày 15/11.
Tham gia gửi bài thi tại đây
Bảo Trân