Người gửi: thuy quynh
Hiện nay, trên thế giới nói chung và nhiều nước tiên tiến nói riêng thì cánh cửa đại học luôn mở ra để chào đón những chủ nhân tương lai của đất nước họ. Nhưng việc quan trọng là những học sinh đó có thể bước ra với tấm bằng tốt nghiệp hay không hay chỉ với bàn tay trắng.
Còn ở Việt Nam ta thì ngược lại. Để bước vào ngưỡng cửa đại học thì phải trải qua một quá trình rèn luyện, quên ăn quên ngủ, có thể nói đây là những thử thách ban đầu của cuộc đời. Đặc biệt là đối với thế hệ 9X ngày nay thì việc học đại học là cái gì đó cao quý, còn học nghề là tầm thường. Mặc dù đó có thể là nghề chúng luôn ao ước từ nhỏ nhưng cái tôi trong chúng không cho phép làm thế.
Xã hội sẽ như thế nào với một đội ngũ chỉ toàn tư tưởng làm thầy mà không muốn làm thợ? Việc vào đại học là điều mong muốn của biết bao học sinh thì tại sao xã hội không tạo điều kiện đó cho họ? Để rồi khi đạt được mục đích thì họ sẽ nghĩ lại mình là ai, mình nên làm thế nào cho tương lai của mình nhỉ?
Mặc khác, năng lực vốn có của mỗi con người trong chúng ta không phải trùng lặp như nhau, không phải ai cũng phải giỏi. Khả năng tiềm ẩn đó có thể phát hiện sớm hơn người khác nhưng cũng có thể đến rất trễ vì vậy mà không thể xác định một người là giỏi hay kém ở chỉ qua bài thi tuyển sinh đại học được. Vả lại, giờ đây bài thi đó lại là thi trắc nghiệm thì càng khó có thể đánh giá khả năng của học sinh.
Học thuộc các công thức tính nhanh đã có sẵn trong các sách phương pháp rồi chỉ áp dụng một cách máy móc mà chẳng biết công thức đó từ đâu vì thời gian không cho phép. Hiện nay, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tràn lan trên các sách, và trang web trắc nghiệm trực tuyến thì việc câu hỏi giống nhau là điều không thể tránh khỏi và rồi chỉ cần làm nhiều, thuộc công thức tính toán nhanh là có thể bước vào cổng đại học một cách máy móc.
Điều đó thật là bất công cho những học sinh nghèo bởi họ làm gì mua nổi quyển trắc nghiệm để làm, khi giá cả một quyển sách tham khảo hiện nay lên tới 50.000 -100.000 đồng.
Song song với việc bất công đó là những học sinh học rất khá rất có khả năng thi đỗ đại học thì lại bị một cú sốc về tinh thần gì đó khiến các em không hoàn thành bài thi tốt. Và như vậy, cánh cửa đại học gần như đã đóng kín với những em này.
Và xã hội sẽ trở nên thế nào khi những trái tim luôn ao ước mình được bước vào cánh cửa đó bỗng dưng không được vào mà chỉ đứng nhìn người khác tiến bước? Lòng uất ức, lòng câm phẫn khi 12 năm trời rèn luyện vất vả mà kết quả lại không như mong muốn. Một khi đã thất vọng thì điều gì chúng cũng có thể làm. Chúng sẽ sa đà vào các tệ nạn nhiều hơn là kiếm một nghề nào đó phù hợp với bản thân.
Hãy để cho những cho những thế hệ trẻ ngày nay học và làm những gì chúng thích vì như thế xã hội sẽ không bỏ phí một tài năng nào. Làm như thế không chỉ góp phần nâng cao trình độ cho người dân mà còn góp phần hạn chế những tệ nạn trong xã hội góp phần đưa nước ta đi lên với một đội ngũ tri thức thực sự.