![]() |
Ảnh: BBC. |
Hiện nay, ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư gần như bị xóa mờ bởi e-mail và điện thoại mang đến sợi dây kết nối 24/24h giữa nhân viên và nhà quản lý. Giới chuyên môn còn cho rằng, quá trình đưa ra một quyết định nào đó của con người cũng bị ảnh hưởng.
"Thiết bị cá nhân làm người ta xao lãng, chẳng hạn, đáng lẽ phải bước qua cửa thì họ lại đâm sầm vào cánh cửa. Họ cũng dễ bị tai nạn hơn khi nghe điện thoại trên đường", Nada Kakabadse, chuyên gia thuộc trường kinh tế Northampton (Anh), cho hay. "Người sử dụng mang nó lên giường ngủ, đến rạp chiếu phim và trong các buổi liên hoan... Họ dành nhiều thời gian dùng thiết bị hơn là cho giao tiếp xã hội và gia đình".
Trên thực tế, hiện tượng "quá tải công nghệ" không phải lúc nào cũng mang tới những mặt tiêu cực. Nhờ thiết bị di động mà con người thuận tiện hơn trong cuộc sống, nhanh chóng tiếp xúc các luồng thông tin và não bộ sẽ được rèn luyện để dễ thích nghi hơn với những thay đổi.
"Theo một số nghiên cứu gần đây, mọi người có thể nâng cao khả năng nhận thức, xử lý nhiều thông tin cũng như thực hiện đa nhiệm vụ hơn", Kakabadse nói.
Con người cũng có thể tự điều chỉnh thói quen, như tin nhắn SMS thì cần trả lời ngay còn e-mail có thể được phản hồi trong vòng 2 ngày. Việc phân loại và ưu tiên sử dụng công nghệ là biện pháp quan trọng để hạn chế tình trạng quá tải thông tin.
T.N. (theo BBC)