Thứ hai, 23/9/2019, 20:00 (GMT+7)

Nhờ vào khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Hà Lan là quốc gia đứng thứ hai thế giới về ngành nông nghiệp và đứng đầu về ngành chăn nuôi bò sữa. Có thể nói vùng đất này là "cội nguồn" của ngành chăn nuôi bò sữa với truyền thống hàng trăm năm và những kỹ thuật, kinh nghiệm được đong đo bằng năm tháng.

Thành lập năm 1871 bởi những hộ nông dân Hà Lan dựa trên mô hình "đại gia đình nông dân", tập đoàn FrieslandCampina (chủ sở hữu nhãn hàng Cô Gái Hà Lan) nay đã lớn mạnh với gần 20.000 hộ - trở thành "hợp tác xã" chăn nuôi bò sữa lớn trên thế giới, cung cấp gần 30.000 tấn sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Cùng với việc cải tiến công nghệ hiện đại, trong hơn 145 năm trưởng thành tại Hà Lan, FrieslandCampina khẳng định tên tuổi bằng di sản kinh nghiệm quý báu, niềm đam mê và quy chuẩn Hà Lan thể hiện bằng quy trình khép kín nghiêm ngặt "từ đồng cỏ đến ly sữa". 

Cụ thể, tại mỗi trang trại có liên kết với tập đoàn, đồng cỏ đạt chuẩn Hà Lan không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học hay hạt giống biến đổi gen. Đàn bò được thả rong, ngắm trăng bên ngoài đồng cỏ ít nhất 120 ngày, mỗi ngày 6 tiếng. Chúng chỉ phải về chuồng vào những ngày thời tiết trở mùa hoặc điều kiện bãi cỏ không thuận lợi. Thức ăn chủ yếu của bỏ đến từ cỏ và các loại hạt có tại trang trại.

Với người nông dân Hà Lan, nuôi bò không chỉ là kinh doanh mà đó còn là niềm tự hào và đam mê của hàng chục thế hệ tại đây.

Video Dutch Lady
 
 

Nguồn sữa tươi nguyên liệu trước khi về nhà máy không dựa vào sự tin cậy theo quán tính mà được kiểm soát liên tục bằng các biện pháp kỹ thuật. Sữa phải vượt qua các bài kiểm tra về lượng vi khuẩn cũng như tỷ lệ kháng sinh, tạp trùng, độ đạm, béo và các dưỡng chất khác, đảm bảo sữa tươi không tồn tại bất cứ dư lượng kháng sinh hoặc chất phụ gia độc hại nào.

Là thành viên trong tập đoàn sữa hàng đầu châu Âu, hơn ai hết, Cô Gái Hà Lan hiểu rõ chuẩn Hà Lan của sữa được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố: chất lượng và độ tươi của sữa tươi nguyên liệu, quy trình xử lý và sản xuất nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Vì vậy, suốt hơn 145 năm qua, hãng vẫn luôn khắt khe trong việc kiểm tra chất lượng sữa theo tiêu chuẩn Hà Lan.

Đồng thời, mô hình hợp tác giữa nhà máy và nông dân của FrieslandCampina chưa từng thay đổi. Dựa trên khả năng duy trì và củng cố nền tảng mô hình "đại gia đình nông dân", Cô Gái Hà Lan đã làm tốt nhiệm vụ đồng nhất chuẩn Hà Lan thông qua phương thức chuyển giao công nghệ và vận hành quy trình khắt khe trong sản xuất ở hơn 100 quốc gia mà mình có mặt.

Đơn cử là việc đảm bảo chuẩn từ khâu đầu vào mà chất lượng nguồn sữa tươi Cô Gái Hà Lan đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á khi chỉ số tạp trùng thấp, ở ngưỡng 260.000 cfu/ml. Hiện công ty có 44 điểm làm lạnh sữa tươi trên toàn quốc cùng hệ thống máy móc kiểm soát, bảo đảm chất lượng sữa tươi từ nông trại đến nhà máy.

Cô Gái Hà Lan có thể tự hào là doanh nghiệp sữa có mạng lưới thu mua sữa tươi nguyên liệu trực tiếp từ nông dân lớn mạnh sau hơn 2 thập kỷ đầu tư với 170 tấn sữa từ hơn 300.000 con bò chăn nuôi tại 4.000 hộ nông dân trên cả nước.

Bên cạnh đó, thông qua Chương trình Phát triển ngành sữa (DDP), thương hiệu này đã xây dựng được môi trường sống ổn định cho các gia đình nông dân, đảm bảo họ có thể tìm thấy sự hỗ trợ trong cộng đồng, đứng vững và đoàn kết hơn nhờ vào niềm đam mê với chăn nuôi và sản xuất sữa. 

Song song với mục đích lớn nhất là kiểm soát chất lượng sữa tươi nguyên liệu từ đầu theo chuẩn Hà Lan, Cô Gái Hà Lan còn thực hiện những chương trình, hoạt động hỗ trợ và hợp tác nhằm nâng cao kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa cho nông dân Việt Nam, từ đó mang đến nguồn sữa tươi chuẩn Hà Lan cho người tiêu dùng Việt Nam.

Bác Hứa Văn Muội, nông dân ở Củ Chi thừa nhận những ngày đầu chăn nuôi bò sữa hồi năm 2002, bản thân không có nhiều kiến thức. Nhờ chăm chỉ tham gia những hội thảo và đợt tập huấn với nông dân Hà Lan do FrieslandCampina cử sang Việt Nam, bác dần dần học được cách chăm sóc, phối giống, vắt sữa, gọt móng, phòng bệnh viêm vú cho bò.

Đến nay, bác Muội đã gắn bó với Cô Gái Hà Lan 18 năm. Không chỉ đơn thuần tiếp thu kiến thức từ nông dân Hà Lan, bác Muội cho biết nông dân Việt Nam cũng chủ động chia sẻ kinh nghiệm để cả hai bên cùng học hỏi lẫn nhau.

Đồng hành với người Việt Nam từ năm 1996, mục tiêu của Cô Gái Hà Lan là cho ra những giọt sữa tươi chất lượng cao, mang đến cho người tiêu dùng niềm tin vào sản phẩm mà họ lựa chọn.