Thứ sáu, 22/11/2019, 13:00 (GMT+7)

Với những người làm thuốc Dược Hậu Giang thế hệ 7-8x, có những thứ mùi vị, dẫu lãng quên vài chục năm vẫn hiện lên nguyên vẹn nơi đầu lưỡi khi hồi tưởng lại. Vị đắng đến nôn nao của thuốc hạ sốt những năm 80-90 là một kiểu như vậy. Viên thuốc Tây sẽ đặt tận cùng cuống lưỡi, để nhấp ngụm nước, trôi tuột xuống dạ dày ngay. Những đứa trẻ mới 2-3 tuổi sẽ uống thuốc pha nước, có thể sẽ la khóc inh ỏi, thậm chí nôn trớ.

Trẻ em hồi đó uống thuốc hạ sốt của người lớn, có dạng viên nén, vị đắng ngắt. Bác sĩ thường kê liều mỗi bữa nửa viên, mua về phải bẻ ra, tán bột, rồi mới pha nước. Bậc cha mẹ, mỗi lần cho con uống thuốc là cực hình. Bọn trẻ gào khóc, giãy giụa. Người lớn thì ra sức kẹp tay giữ chân, bóp mũi đứa nhỏ để dốc thuốc. Giờ đây, nhớ lại nỗi sợ thuốc đắng đối với thế hệ 7-8x là một kỷ niệm.

Từ những ngày đầu cổ phần hóa, Dược Hậu Giang hoàn tất nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-ASEAN tại Việt Nam, khí thế làm chủ thôi thúc đội ngũ nhà khoa học nghiên cứu ngày đêm để vươn lên dẫn đầu. 

Năm 2003, siro hạ sốt ra đời. Thuốc lỏng, đong bằng thìa, vị ngọt, dễ uống. Công thức làm nên Hapacol sirup dựa trên thói quen các mẹ ngày xưa thường pha thuốc với miếng đường phèn cho bớt đắng, hoặc dụ con uống ngoan mẹ thưởng cho viên kẹo. Trẻ nhỏ chấp thuận, nên không có lý gì để chúng từ chối siro hạ sốt vị dịu hơn.

Giải quyết bài toán hương vị, nhưng siro hạ sốt vẫn khó bán. Lý do là chai đã mở nắp thì thuốc bảo quản không được lâu. Cất trong tủ lạnh có thể trữ được một tháng, nhưng nhiều gia đình nông thôn Việt khi đó chỉ có cái gạc-măng-giê (chạn bát) cất giữ vài món đồ ăn dở trong ngày. 

Năm 2004, Dược Hậu Giang đạt nhiều thành tựu, trong đó phải kể đến việc làm kháng sinh dạng bột. Thời bấy giờ, kháng sinh vốn đắng hơn cả thuốc hạ sốt, mùi khó chịu đến mức bác sĩ luôn dặn nuốt cả viên. Nếu bẻ nhỏ hoặc nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được thứ mùi vị của dược chất amoxicillin. Song đến năm 2004, lần đầu tiên người Việt có thể uống kháng sinh pha nước, dường như không cảm nhận chút vị đắng.

Sáng kiến làm thuốc gói, bào chế tá dược bao lấy các phân tử amoxicillin mà không làm giảm hoạt tính của hoạt chất, được Dược Hậu Giang bảo vệ thành công. Rất nhanh, sáng kiến này ứng dụng cho các sản phẩm khác, bao gồm Hapacol. Một công thức tá dược ra đời, che phủ hoạt chất hạ sốt paracetamol, ngăn không cho thứ mùi vị đắng ngắt kia tỏa ra ngoài.

Tiên phong làm ra thuốc hạ sốt không đắng đã là cả thành tựu lớn, song câu trả lời dang dở về một loại thuốc trẻ uống, trẻ cười vẫn làm người Dược Hậu Giang trăn trở. Lúc bấy giờ, ban lãnh đạo cùng đội ngũ nghiên cứu ngày đêm, không ngừng tìm tòi học hỏi. Nhiều đêm giam mình ở phòng thí nghiệm, đội ngũ dược sĩ cuối cùng cũng phát triển thành công thuốc gói hạ sốt sủi bọt.

Thuốc hạ sốt với hương vị cam, ngọt. Không chỉ chấm dứt nỗi ám ảnh thuốc đắng của trẻ con, Hapacol còn tan nhanh, không cần khuấy, không cần nghiền vỡ, giúp các ông bố bà mẹ thảnh thơi hơn khi chăm con sốt. Hơn 20.000 đại lý thuốc trên khắp cả nước của Dược Hậu Giang được mời đến Cần Thơ thử nghiệm, nếm hương vị mới của Hapacol trước khi đưa rộng rãi ra thị trường.

Sản phẩm đầu tiên được Dược Hậu Giang giới thiệu ra thị trường là thuốc gói Hapacol 80mg, dành cho trẻ dưới một tuổi. 80mg là hàm lượng paracetamol nhỏ nhất khi đó cũng như ngày nay, các bác sĩ chỉ định hạ sốt tốt cho trẻ 5-8kg.

Năm 2005, Nhà nước ra chủ trương trẻ em dưới 6 tuổi được khám và điều trị miễn phí. Với hiệu quả điều trị cao được chứng minh tương đương sinh học với biệt dược gốc, nguyên liệu paracetamol nhập khẩu từ Mỹ, nhiều sản phẩm Hapacol cho trẻ được đưa vào phục vụ thuốc khám chữa bệnh tại nhiều hệ thống bệnh viện.

Sau một năm người dùng đón nhận, Dược Hậu Giang xác định phát triển thương hiệu Hapacol (Ha là viết tắt của Hậu Giang) với sứ mệnh cung cấp các giải pháp giảm đau hạ sốt nhanh, giúp cho cuộc sống thoải mái hơn, đồng thời hướng về cộng đồng thông qua những hoạt động thiết thực trong việc giải quyết nỗi lo lắng của con người.

Danh mục Hapacol liên tiếp được làm đầy với nhiều hàm lượng phù hợp cân nặng (80, 150, 250, 325, 500, 650mg...); dạng bào chế tiện lợi (viên nén, viên nang, thuốc bột, siro...), phối hợp với các dược chất khác cho công dụng đa dạng (giảm đau hạ sốt, trị cảm sổ mũi). Đến nay, Dược Hậu Giang làm chủ 23 loại thuốc hạ sốt mang thương hiệu Hapacol, đáp ứng nhu cầu của nhiều thành viên trong gia đình.

Bản sắc riêng của Hapacol cũng liên tiếp được khẳng định bằng sản phẩm phù hợp người dùng. Thành công phải kể đến Hapacol 250, một trong 2 thuốc hạ sốt có doanh số dẫn đầu thị trường. Trong khi các thuốc hạ sốt nhập khẩu chỉ cung cấp loại 300mg paracetamol theo chuẩn cân nặng trẻ em nước ngoài, thì Hapacol có hàm lượng 250mg phù hợp với thể trạng nhẹ cân hơn của trẻ em Việt. Với liều 10mg/kg/ngày, Hapacol 250 dành cho trẻ 16-25kg, 2-6 tuổi. 

Ngược lại, cân nặng của người lớn lại tăng lên theo lối sống công nghiệp. Nhưng hàm lượng paracetamol lớn nhất khi đó chỉ 500mg. Tại nhiều bệnh viện, bác sĩ phải kê đơn cho người bệnh dùng liều 1,5 viên thuốc 500mg mỗi bữa (bẻ viên thuốc làm đôi). Nghiên cứu về tầm vóc người Việt, Dược Hậu Giang đề xuất và chứng minh trước Bộ Y tế sự cần thiết của viên nén 650mg paracetamol. Năm 2007, Hapacol 650 ra đời. 

Sản phẩm còn dẫn đầu về hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, liên tục cập nhật các tiêu chuẩn cao hiện hành. Nếu năm 2003, HapacoL sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, đến năm 2006 nâng lên chuẩnGMP-WHO. Đến tháng 10/2018, dây chuyền thuốc bột sủi bọt đạt chuẩn PIC/S-GMPquốc tế và viên nén đạt chuẩn Japan-GMP.

Tại Việt Nam, Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp nào đầu tư công nghệ và chất xám vào thuốc hạ sốt. Sản phẩm mùi cam vị ngọt của Hapacol được Bộ Y tế trao tặng danh hiệu "Ngôi sao Thuốc Việt" năm 2014, đến nay đã xuất khẩu rộng khắp Đông Nam Á. 

Nội dung: Lê Nguyễn
Đồ họa: Linh Lam