Thứ sáu, 29/3/2024
Mua bán chứng khoán
  1. Cách đọc bảng giá chứng khoán
  2. 3 phương pháp chọn lọc cổ phiếu cho nhà đầu tư mới
  3. Yếu tố nào tác động đến giá cổ phiếu?
  4. Ứng trước tiền bán chứng khoán là gì?
  5. Khi nào nên chốt lời cổ phiếu
  6. Cách đọc đồ thị nến Nhật
  7. 'Biết chọn cổ phiếu, có thể lãi 20%'
  8. Warren Buffett chọn cổ phiếu như thế nào?
  9. Phân biệt trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ
  10. Phân loại công ty niêm yết theo vốn hóa thị trường
  11. Các tiêu chí xác định tính thanh khoản của cổ phiếu
  12. Trung bình giá cổ phiếu là gì?
  13. Bốn loại lệnh điều kiện trong chứng khoán
  14. Kinh nghiệm chọn cổ phiếu từ chuyên gia
  15. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu
  16. Cổ phiếu lương thực còn dư địa tăng trưởng
  17. Ba chiến lược giao dịch khi thị trường tăng giá
  18. Cách chọn cổ phiếu của Warren Buffett
  19. Cách nhận biết dòng tiền vào chứng khoán
  20. Doanh nghiệp thoái vốn tác động thế nào đến giá cổ phiếu?
  21. Những rủi ro khi đầu tư chứng khoán
  22. Năm chiến lược đầu tư cổ phiếu phổ biến tại Việt Nam
  23. Đội lái chứng khoán là ai?
  24. Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?
  25. Copy Trade là gì trong chứng khoán?
  26. Năm loại cổ phiếu không nên mua
  27. Vì sao nên đầu tư cổ phiếu dài hạn?
  28. Nhà đầu tư nên làm gì trong thị trường gấu?
  29. Phương pháp Canslim là gì?
  30. Cắt lỗ là gì? Khi nào nên cắt lỗ?
  31. 16 cung bậc cảm xúc thường gặp trong đầu tư chứng khoán
  32. Vì sao tính thanh khoản của cổ phiếu quan trọng?
  33. Đầu tư giá trị và đầu tư lướt sóng trong chứng khoán
  34. Phân tích cơ bản và kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán
  35. Cách hạn chế rủi ro của một nhà đầu tư chứng khoán 20 năm kinh nghiệm

Chứng quyền có bảo đảm - công cụ cho nhà đầu tư ưa rủi ro

Lợi thế của chứng quyền là tỷ suất sinh lời cao, biết trước mức lỗ tối đa và chi phí ban đầu bỏ ra thấp hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở.

Hôm nay (28/6), chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – CW) được niêm yết và đưa vào giao dịch trên sàn HoSE, trở thành nhóm sản phẩm thứ ba bên cạnh chứng khoán cơ sở và hợp đồng tương lai.

Chứng quyền có bảo đảm là một sản phẩm tài chính phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại các thị trường châu Á như Hong Kong, Đài Loan và Hàn Quốc... Tại Việt Nam, sự xuất hiện của CW kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường.

Chứng quyền khi ra mắt được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn và tăng thanh khoản cho thị trường.

Chứng quyền khi ra mắt được kỳ vọng sẽ thu hút thêm dòng vốn và tăng thanh khoản cho thị trường.

Theo quy định, chứng quyền là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. 

Trong giai đoạn đầu, Bộ Tài chính dự kiến triển khai sản phẩm chứng quyền mua dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu niêm yết, thực hiện quyền kiểu châu Âu (tất toán khi đáo hạn) và phương thức thanh toán bằng tiền. Tuy nhiên, do là lần đầu đưa ra thị trường, không phải cổ phiếu nào cũng được lựa chọn để phát hành chứng quyền. 

Theo công bố của Sở HoSE, ban đầu chỉ có 26 mã cổ phiếu đủ điều kiện làm chứng khoán cơ sở, chủ yếu là nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (bluechip). Cổ phiếu trong nhóm này phải đáp ứng nhiều tiêu chí như có giá trị vốn hoá trên 5.000 tỷ đồng, có lợi nhuận và không lỗ lũy kế, tỷ lệ tự do chuyển nhượng từ 20%, không bị cảnh báo, ngừng giao dịch...

Chứng quyền có giá mua được căn cứ theo tính toán của các đơn vị chào bán, nhưng trung bình chỉ khoảng 10% thị giá chứng khoán cơ sở. Nhà đầu tư mua chứng quyền có thể bán khi sản phẩm này niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn. Nếu giữ đến ngày đáo hạn, khách hàng sẽ được nhận lãi chênh lệch giữa giá thanh toán tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của chứng quyền, trong trường hợp không đạt như kỳ vọng, nhà đầu tư có thể không thực hiện quyền và chịu mức lỗ tối đa là giá mua chứng quyền.

Theo quy định, sản phẩm này có kỳ hạn từ 3 đến 24 tháng và trong đợt phát hành đầu tiên, các công ty chứng khoán chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng.

"Sức nóng" trên thị trường này có thể thấy từ ngay những đợt chào bán chứng quyền lần đầu (IPO), được các công ty chứng khoán thực hiện trước khi sản phẩm này chính thức niêm yết và giao dịch trên HoSE.

Đơn cử với đợt chào bán đầu tiên của Công ty chứng khoán SSI cho chứng khoán cơ sở là cổ phiếu MBB. Số lượng đăng ký hợp lệ đạt hơn 6,4 triệu đơn vị, gấp đôi lượng SSI chào bán, với sự tham gia của 270 nhà đầu tư.

Trong buổi họp báo tại Sở HoSE ngày 24/6, đại diện Ủy ban chứng khoán cho biết đã cấp giấy chứng nhận chào bán cho 16 sản phẩm CW của 7 công ty chứng khoán. Tổng số lượng chứng quyền đã chào bán ước tính gần 29 triệu đơn vị, đạt tổng giá trị 104 tỷ đồng. 

Nhận định về CW, đại diện Sở HoSE cho rằng sản phẩm sẽ giải quyết bài toán hết "room" ngoại của nhiều cổ phiếu, bởi không giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và tài sản cơ sở của chứng quyền là cổ phiếu đơn lẻ. Kỳ vọng của các cơ quan quản lý là thu hút thêm dòng vốn, tăng thanh khoản trên thị trường.

Tuy nhiên, do tỷ lệ đòn bẩy cao khi yếu tố lợi nhuận được xác định bằng giá chứng khoán cơ sở nhưng giá mua chứng quyền chỉ bằng khoảng 10% thị giá, các cơ quan quản lý cũng chỉ ra các rủi ro liên quan đến sản phẩm này, như thao túng giá chứng khoán cơ sở và chứng quyền, tổ chức phát hành mất khả năng thanh khoản.

Nói về vấn đề thao túng, đại diện HoSE cho rằng, giá thanh toán chứng quyền được tính dựa trên bình quân giá chứng khoán cơ sở 5 phiên liền kề ngày đáo hạn, sẽ loại bỏ yếu tố làm giá trong một phiên cuối. Đại diện Ủy ban chứng khoán khẳng định, việc cho phép nhiều tổ chức phát hành CW trên cùng một cổ phiếu cơ sở giúp tạo ra yếu tố cạnh tranh, hạn chế việc thao túng. Đồng thời, việc này cũng hỗ trợ công tác giám sát quá trình yết giá tạo lập thị trường của tổ chức phát hành được Sở giao dịch tiến hành hằng ngày.

Minh Sơn

Bạn cần tư vấn gì?