Theo Phó thủ tướng, nguồn vốn đầu tư giáo dục chủ yếu lấy từ ngân sách và người dân đóng góp theo khả năng.
"Trong đề án học phí có đặt vấn đề, ở chỗ nào người dân nghèo đến mức miễn học phí cũng không đủ điều kiện đi học thì Nhà nước phải hỗ trợ kinh phí. Người thu nhập cao phải đóng cao hơn trước nhưng nằm trong khả năng chi trả, còn người nghèo thì đóng ít. Do vậy, nếu nói chủ trương khối phổ thông tăng học phí là sai", người đứng đầu ngành giáo dục nhấn mạnh.
Quý 4 năm nay, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh mức học phí. Ảnh: Hoàng Hà. |
Còn về học phí ĐH - CĐ, Phó thủ tướng Nhân cho hay, khi điều chỉnh tăng học phí, sinh viên gặp khó khăn được vay để học, đảm bảo không bị ảnh hưởng học tập. Tuy nhiên, mức tăng vẫn chưa được tiết lộ.
Trước đó, theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân, đề án học phí mới sẽ được áp dụng cuối năm. Học phí hệ ĐH, CĐ sẽ có 2 loại, trong đó, học phí chương trình đại trà chia làm 7 nhóm ngành và theo trình độ đào tạo, sinh viên nhóm ngành Y có thể phải đóng học phí cao nhất. Còn học phí chương trình chất lượng cao thu hút liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Thay vì được miễn phí như hiện nay, sinh viên ngành sư phạm sẽ được cho vay vốn để đóng học phí. Nếu người tốt nghiệp đi dạy ít nhất 5 năm sẽ được nhà nước xóa nợ phần chi trả cho học phí (cả gốc lẫn lãi).
Tiến Dũng
Bạn nhận định thế nào về đề án học phí này? Gửi ý kiến tại đây.