Tính cả lượng sinh viên được vay vốn trước đó, hiện cả nước có 630.000 học sinh, sinh viên được vay 2.800 tỷ đồng. Trong đó, 68% là sinh viên ĐH, CĐ; 24% học sinh trung cấp, học nghề trên một năm là 6% và học nghề dưới một năm là 2%.
Kết quả kiểm tra 44.000 hộ vay vốn tại 64 tỉnh, thành cho thấy, hơn 400 hộ (tương đương 1%) không thuộc diện được vay vốn theo quy định nhưng vẫn được địa phương xác nhận là hộ nghèo, nhiều hộ chưa sử dụng vốn đúng mục đích. Ngân hàng chính sách đã lên kế hoạch kiên quyết thu hồi nợ đối với những hộ dân này.
Sinh viên vay vốn chưa đóng học phí sẽ bị trường gửi danh sách thông báo tới ngân hàng. Ảnh: H.H. |
Theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, để có nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay học kỳ 2 năm học 2007-2008, đầu tháng 2 này, Kho bạc Nhà nước chuyển 1.000 tỷ đồng tiền nhàn rỗi cho Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Tuy nhiên, do thấy nhiều sinh viên vay vốn nhưng vẫn nợ học phí, Ngân hàng chính sách TP HCM từng lo ngại, không loại trừ khả năng các em đầu tư tiền để sắm xe máy, laptop hoặc kinh doanh.
Tháng 10/2007, Chính phủ quyết định cho học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn vay tối đa 800.000 đồng một tháng để trang trải học phí, chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở...
Tiến Dũng