Xe
Thứ ba, 18/2/2020, 08:30 (GMT+7)

Cuối năm 2013, Nguyễn Lâm, một nhà báo tại Hà Nội cảm thấy hài lòng khi chạy thử chiếc Ford Ranger phiên bản một cầu số sàn và hai cầu số tự động. Tuy nhiên, nhà báo quyết định chạy chiếc Escape cũ thêm một thời gian khi nghe phong thanh phiên bản cao cấp nhất WildTrak động cơ 3.2 sẽ bán cuối năm sau. Tháng 8/2014, Lâm mang về garage nhà chiếc pick-up đắt nhất thị trường bấy giờ. Năm đó, Ford Ranger bán gần 5.000 xe, bỏ xa tất cả đối thủ cùng phân khúc.

Lâm là một trong hơn 70.000 người đã lựa chọn Ranger nhiều năm qua. Pick-up Ford ghi điểm nhờ thiết kế, công nghệ trang bị và khả năng vận hành. Chính vì vậy, đây là một trong số ít xe Mỹ có doanh số thuộc nhóm đầu thị trường và đứng đầu phân khúc bán tải. 

Sau gần 20 năm trên thị trường, vị thế số 1 của Ranger rất khó lung lay, kể cả những thời điểm thị trường ôtô nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Sự thống trị thể hiện ở doanh số vượt trội so với phần còn lại. Theo thống kê của VAMA năm 2019, Ranger bán 13.319 xe, bỏ xa những cái tên tiếp sau là Toyota Hilux với 2.863 xe, Mitsubishi Triton 2.669 xe, Mazda BT-50 1.894 xe. 

Kể từ 2014, khi thay đổi kiểu dáng, định nghĩa lại dòng xe bán tải, Ranger đã tạo nên chuẩn mực mới cho pick-up. "Trước năm 2012, Ford Ranger không quá nổi bật bởi thiết kế xe nhỏ, phục vụ cho mục đích chở hàng là chính. Tuy nhiên, cú lột xác về thiết kế, công nghệ đã chiếm cảm tình của người dùng", một người chơi bán tải lâu năm tại Hà Nội chia sẻ.

Kết quả của sự thay đổi thể hiện rõ nét ở doanh số tăng trưởng ổn định nhiều năm liên tiếp, từ 4.791 xe năm 2014 lên 15.000 năm 2017. Nghị định 116 đầu năm 2018 khiến Ranger và nhiều dòng xe nhập khẩu nói chung rơi vào khủng hoảng nguồn cung, doanh số giảm còn 8.675. Tuy vậy, kết thúc 2019, lực bán phục hồi về 13.319 xe bất chấp sự điều chỉnh chính sách đăng ký lệ phí trước bạ xe bán tải.  

Sự thành công của dòng xe bán tải Ford tại Việt Nam và trên thế giới đã phần nào khiến các đối thủ cạnh tranh thay đổi cách nghĩ về một chiếc pick-up. Tại Việt Nam, các hãng liên tục đưa ra phiên bản mới, cập nhật công nghệ nhằm cạnh tranh sòng phẳng nhưng những nỗ lực đó đến nay chưa mang lại nhiều hiệu quả. Ranger vẫn là "gà đẻ trứng vàng". "So với 2018, doanh số Ranger tăng khoảng 30%, đóng góp khoảng 40% doanh số chung của Ford Việt Nam. Lượng khách hàng lớn ưa chuộng xe đến từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, TP HCM, Đồng Nai...", đại diện hãng xe Mỹ chia sẻ. 

Với hàng loạt công nghệ trang bị trên xe, Ranger không thua kém gì những chiếc xe du lịch. Nhiều chủ xe không ngại ví von pick-up Ford như một chiếc SUV thêm thùng có thể dùng để đi phố, cuối tuần cafe hoặc chinh phục các cung đường khó nhằn trên mọi miền Tổ quốc. "Quên hết những chiếc bán tải khác đi" là câu nói thường trực mỗi khi Lâm nói về Ford Ranger.

"Để vận chuyển những món đồ, vật liệu trong công trường xây dựng, người ta chọn D-Max, mạnh mẽ bền bỉ. Để chuyên dụng cho các cuộc đua off-road đó là một chiếc Triton. Thế nhưng sự đa dụng và linh hoạt cho mọi địa hình đó phải là Ranger", Lâm nói.

Với lịch sử lâu đời về sản xuất bán tải, không ngạc nhiên khi F-Series trở thành vua bán tải ở nhiều nơi trên thế giới, đứng nhóm đầu các dòng xe bán chạy nhất toàn cầu những năm gần đây. Thừa hưởng những đặc trưng về thiết kế bề thề, bắt mắt, khoẻ khoắn đậm chất Mỹ, Ranger chinh phục nhiều người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Thành công đó khiến nhiều mẫu bán tải cũng cải tiến, thay đổi về thiết kế, nhưng để có được chất riêng như bán tải Ford không phải câu chuyện một sớm một chiều.

Bên cạnh những lợi thế ở thiết kế, Ranger ghi điểm bởi nhiều công nghệ hỗ trợ người lái hiện đại. Năm 2015, Ford trang bị cho xe thêm nhiều công nghệ thông minh hơn bất kỳ chiếc pick-up nào cùng thời, như hệ thống phanh chủ động, kiểm soát tốc độ tự động, hỗ trợ đổ đèo... và ưu điểm đó duy trì cho đến nay.

Qua mỗi thế hệ, hãng xe Mỹ lại có những cập nhật hữu ích để đáp ứng nhu cầu của ngày càng cao. Hiện tại, phiên bản 2.0 Bi-Turbo Wildtrak thậm chí sở hữu nhiều tính năng vượt trội so với mẫu xe con cùng tầm giá. 

Ví dụ, trên những đoạn đường đèo dốc, mặt đường xấu, hệ thống hỗ trợ đổ đèo của Ranger giúp người lái tập trung điều khiển vô-lăng trong khi phanh đã được xe tự động hỗ trợ. Người lái có thể bổ sung thêm lực phanh khi cần thiết để xuống dốc thêm an toàn.

Trong khi đó, với địa hình trơn trượt, Ranger có thể khoá vi sai cầu sau điện. Việc lựa chọn chế độ 1 cầu, 2 cầu, Low, High cho phù hợp với điều kiện mặt đường có thể thực hiện thông qua hệ thống gài cầu điện tử Shift-On-The-Fly 4x4. Một số tính năng thường thấy trên các dòng xe con cao cấp như như hỗ trợ duy trì làn đường cũng có sẵn trên Ranger Bi-Turbo.

"Ranger được thiết kế tối ưu, khung gầm giảm độ vặn xoắn, hệ thống treo đáp ứng nhu cầu vận hành ở địa hình hiểm trở. Trong khi đó, động cơ 2.0 Bi-turbo và hộp số 10 cấp mang lại sự êm ái khi vận hành và giảm thiểu phát thải ra môi trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến để hoàn thiện sản phẩm", đại diện Ford Việt Nam chia sẻ về ưu điểm của mẫu bán tải.

Và để mang đến trải nghiệm cao hơn cho người dùng, phiên bản Ranger 2020 được nâng cấp một số tính năng. Hệ thống đèn trên phiên bản nâng cấp chuyển từ HID sang LED hoàn toàn, nhằm tăng khả năng chiếu sáng và giảm độ chói mắt cho phương tiện ngược chiều. Trong khi đó, hệ thống thông tin-giải trí được nâng cấp hệ điều hành SYNC3 3.4, cập nhật giữ liệu bản đồ mới và nâng cao mức độ thân thiện với người dùng. Phiên bản XLS được nâng cấp màn hình cảm ứng 8 inch thay cho màn đơn sắc 3,5 inch, hỗ trợ các kết nối Android Auto và Apple Carplay. Phiên bản Wildtrak bổ sung thêm một cổng USB trên gương chiếu hậu, cấp điện cho các thiết bị ngoại vi như camera hành trình. Những nâng cấp dù nhỏ trên Ford Ranger 2020 cho thấy việc lắng nghe nhu cầu khách hàng và theo xu hướng thay đổi từ thị trường.

Ở phân khúc cao hơn, biến thể Raptor vẫn giữ những gì đặt biệt, vượt trội hơn. Biến thể này cũng sử dụng hộp số 10 cấp, động cơ 2.0 Bi-turbo đã tinh chỉnh, kèm theo những trang bị đặc biệt như hệ thống treo hiệu năng cao của Fox, lốp đa địa hình... Đây được xem là lựa chọn cho những người đam mê Ranger và mong muốn nhiều hơn ở một chiếc pick-up thông thường.

gầm. Ford Everest từng là SUV được nhiều người ưa chuộng trong quá khứ, nhưng đã dừng bán một thời gian bởi sự lên ngôi của những đối thủ cạnh tranh. Đến 2017 khi được Ford mang trở lại thị trường, sản phẩm được người dùng chào đón và đánh giá tốt. Trong phân khúc SUV 7 chỗ cỡ D, Everest nằm ở nhóm đầu về doanh số, với 7.852 xe bán ra năm 2019.

Nhìn lại, không ai phủ nhận những giá trị vượt trội và sự thống lĩnh thị trường của Ranger. Một phần nào đó chiếc pick-up Ford giúp dòng xe bán tải trên thị trường ngày càng được nhà sản xuất chăm chút, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn xứng đáng với số tiền bỏ ra.

Lâm là một điển hình cho sự trung thành với thương hiệu. "Phiên bản mới có thêm những trang bị đáng cân nhắc để lên đời xe, dù chiếc Ranger 3.2 Wildtrak đời 2014 đến nay vẫn hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng", Lâm chia sẻ. Khi anh nhà báo đang hứng thú với thông tin về bản nâng cấp của Ranger, thêm hơn 500 người Việt đã trở thành chủ nhân của bán tải Mỹ trong tháng 1/2020. Pick-up Ford vững vàng ở ngôi vị số 1 phân khúc.