Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ hai, 2/4/2018, 02:08 (GMT+7)

Thánh đường cổ nhất ở thành phố 'nữ hoàng phương Nam' của Philippines

Nhà thờ Basilica Santo Nino được hoàn thành vào khoảng năm 1739 - 1740, tới nay vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính của kiến trúc xưa.

Toạ lạc tại trung tâm thành phố Cebu, Philippines, nhà thờ Basilica Santo Nino được cho là địa chỉ tôn giáo lâu đời nhất tại đây. Nhà thờ được khởi công xây dựng và hoàn thành vào khoảng cuối năm 1739 đầu 1940.

Năm 1565, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Andrés de Urdaneta đã tìm thấy mảnh đất này. Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đến đây vào năm 1965, ngài đã khẳng định rằng, đây chính là biểu tượng của sự ra đời và phát triển của Kitô giáo ở Philippines.

Thánh đường này được xem là trung tâm hành hương lớn nhất ở Cebu. Vào cuối tuần, hàng nghìn người đổ về để cùng nhau thực hiện những nghi lễ tôn giáo truyền thống.

Bên trong nhà thờ có trang trí nhiều biểu tượng tôn giáo nổi tiếng ở Philippines. Đi dọc hành lang bên trong, du khách sẽ bắt gặp nhiều bức tranh sơn dầu treo hai bên.

Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá san hô. 

Phía sau nhà thờ là khoảng sân rộng được xây dựng để phục vụ các dịp lễ hội cầu nguyện lớn. Người dân sẵn sàng ngồi hàng giờ liền giữa trời nắng để cầu nguyện và sám hối.

Người theo đạo ở Philippines có truyền thống thắp nến khi đến nhà thờ. Họ đi quanh những sạp gỗ khổng lồ, thắp sáng những thỏi nến đã tắt và thành tâm cầu nguyện. Mỗi nhà thờ sẽ dùng một màu nến khác nhau nhưng chủ yếu là hai màu trắng và đỏ.

Không chỉ là thánh đường lâu đời nhất Công giáo La Mã, đây còn là nơi thuyền trưởng Magellan trồng cây thánh giá đầu tiên ở Philippines.

Nếu lần đầu đến đây, bạn sẽ bị ấn tượng bởi những người phụ nữ mặc váy, tay cầm những ngọn nến và nhảy múa ở phía trước nhà thờ. Những người phụ nữ đã luống tuổi nhảy điệu múa truyền thống điêu luyện, kèm theo đó là những câu kinh cầu nguyện. Du khách có thể mua những ngọn nến này để mang vào trong nhà thờ thắp sáng.

Thánh đường cổ nhất ở thành phố 'nữ hoàng phương Nam' của Philipines
 
 

Điệu nhảy từ những người phụ nữ ở phía trước nhà thờ. Video: Phong Vinh.

Phong Vinh

Mời độc giả gửi bài, câu hỏi tại đây hoặc về dulich@vnexpress.net