Người gửi: thu
Hiện nay, mỗi khi xem xét đánh giá một vấn đề xã hội nào đó, chúng ta thường dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên, so sánh lại khập khiễng, không trùng mẫu số, không đồng đối tượng, và không tương quan về lịch sử. Vì vậy sẽ dẫn đến kết quả phân tích sai lệch. Cần nhìn nhận vấn đề phải mang tính bao quát và đặt trong một phạm vi nhất định, cho dù chỉ xét một khía cạnh nào của vấn đề đó.
Ví dụ, ngành điện so sánh giá điện và mức tiêu thụ điện/thu nhập dân cư với các nước khác có áp dụng phương pháp thu nhập tương đương, nghĩa là một mớ rau muống tại Việt Nam 4.000 đồng ở Mỹ là bao nhiêu USD (không phải là quy đổi tỷ giá 17.000 đồng một 1 USD để tính ra).
Tôi còn nhớ cách tính của ngành Bưu điện trước đây khi nâng giá tem từ 400 đồng lên 800 đồng lại so sánh giá với Singapore. Vậy, mẫu số chung nào đây?
Trở lại với vấn đề dự báo khí tượng hiện nay, theo tôi nguyên nhân chậm, sai và mù mờ có từ tự nhiên (đặc điểm tự nhiên), lịch sử, tư duy, và cơ chế.
Địa hình nước ta trả dài trên nhiều vĩ tuyến, phân ra nhiều vùng với kiểu thời tiết khác nhau, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa và biển. Bản thân hai kiểu thời tiết này đã phức tạp và sự kết hợp của nó cùng với địa hình gây ra nhiều biến đổi phức tạp hơn nữa.
Con người (kiến thức và kinh nghiệm thực tế) và thiết bị đều phải mang tính đồng bộ, nghĩa là mới và hiện đại. Trách nhiệm xã hội (ở đây bao gồm cả sự quan tâm và đầu tư) phải cao hơn. Cơ chế phải tạo cho ngành khí tượng tính chủ động và sáng tạo.
Thất bại của ngành khí tượng là thất bại của xã hội nói chung và thất bại của ngành nói riêng. Bản thân ngành phải đổi mới, xã hội phải dành sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng thì mới tạo ra độ chính xác của dự báo.