Người gửi: Thanh
Việc cực nhọc của các anh chị em trong ngành khí tượng quả là rất đáng trân trọng và ghi nhớ, xong không phải vì vậy mà ngành khí tượng... giậm chân tại chỗ.
Trong khi bạn có thể vào các trang web của các báo nước ngoài để xem thời tiết các vùng khác nhau trên thế giới thì ở Việt Nam, hoặc chưa có hoặc chưa quảng bá rộng rãi các dịnh vụ liên quan đến dự báo thời tiết, người dân vẫn nghe tin qua đài hoặc TV một đoạn tin rất ngắn: "... vùng... có nơi có mưa, mưa vừa đến, mưa to...". Dự báo như thế thì đúng chính xác 100% rồi.
Tôi nghĩ, chính vì vậy mà ngành dự báo thời tiết của nước ta vẫn... ở tại vị trí của 10 hay hơn 20 năm về trước, hoặc nếu có tiến thì tiến rất chậm và không theo kịp sự biến đổi của khí hậu trong cũng nhưng ngoài nước. Hy vọng ngành khí tượng sẽ tiến nhanh hơn để đáp ứng với sự biến đổi của khí hậu và giảm thiệt hại cho dân.
Người gửi: harkerjj
Dự báo thời tiết như ta thì xin lỗi, chỉ cần để ý trời mây, cây cỏ, chuồn chuồn bay như kinh nghiệm cha ông ta thì cũng nói được như đài rồi. Đương nhiên dự báo là nói những cái chưa xảy ra, nhưng độ chính xác bao nhiêu mới là quan trọng. Hãy nhìn sang các nước xem họ dự báo như thế nào.
Tôi năm nay 32 tuổi, chẳng nhớ tự khi nào nhưng chỉ nhớ hồi đó tôi còn bé xíu, đêm đêm bên mâm cơm tù mù với ngọn đèn dầu, chiếc radio bé lại phát đi bản tin dự báo thời tiết với đệp khúc ''... ngày nắng đêm không mưa,... có nơi mưa vừa, mưa to đến rất to... có nơi...
Gần 30 năm rồi hình như những thông tin này không cụ thể hơn là mấy.
Người gửi: Phạm Minh Hùng
Tôi thấy ngành dự báo thời tiết của mình nếu vẫn diễn ra tình trạng báo kiểu chung chung không đúng chỗ này thì đúng chỗ khác, kết quả thì toàn dựa năm cũ để báo lại cho năm tới, khi xẩy ra khác thường thì lại đổi tại thời tiết năm nay khác năm ngoái diễn biến bất thường. Tôi thấy nói như vậy thì nước ta đâu cần sinh ra ngành khí tượng thủy văn làm gì?