Thứ tư, 24/4/2024

Độc quyền viễn thông

Mở cửa viễn thông: Trùm độc quyền bức xúc

"Nhược điểm lớn nhất của độc quyền là dẫn đến cửa quyền, chểnh mảng trong chăm sóc khách hàng vì không có động lực cạnh tranh" - GS Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã thừa nhận như vậy trong cuộc trao đổi với báo giới. Ông đề xuất giải pháp: Giảm ngay bộ máy tổng công ty (4 vạn người) xuống còn một nửa!

Vẫn độc quyền trong thiết lập kênh Internet quốc tế trực tiếp

"Muốn thiết lập kênh Internet quốc tế trực tiếp thì doanh nghiệp phải thuê kênh truyền dẫn thông qua Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI). Đây là một yêu cầu nhằm giữ thế độc quyền của ngành bưu điện, và tức là chúng ta phải tiếp tục đấu tranh", ông Phạm Văn Mẫn, đại diện của Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu điện Sài Gòn tại Hà Nội (Saigon Postel), bức xúc.

Chỉ IXP mới được quyền thiết lập kênh Internet quốc tế trực tiếp

Đây là nội dung thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 55/CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 5/12. Theo đó, IXP có quyền thuê đường truyền dẫn viễn thông quốc tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, đã được cấp phép tại Việt Nam, để kết nối mạng lưới thiết bị Internet của mình với Internet quốc tế.

Coi chừng bị bưu điện tính oan cước điện thoại quốc tế

Nhiều khách hàng thuê bao điện thoại của Bưu điện Hà Nội gần đây đã phát hoảng khi nhìn vào hóa đơn thanh toán tiền điện thoại hàng tháng, có những cú gọi đi Mỹ, đi Anh, Argentina... thậm chí còn gọi đến nước mà họ chưa bao giờ nghe tới như Vanuatu. Đến bưu điện thắc mắc, thì họ thản nhiên trả lời: hoặc là nộp tiền hoặc là cắt dịch vụ.

Nghẽn mạch ĐTDĐ, GPC chưa dám nhìn thẳng, nói thật

Người tiêu dùng, với tư cách người chịu thiệt, khó có thể chấp nhận thực tế nghẽn mạch trên mạng điện thoại di động (ĐTDĐ) với bất kỳ lời giải thích nào từ Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC), nhà cung cấp mạng Vinaphone. Nhưng nếu họ có khiếu nại cũng chẳng được gì vì việc nghẽn mạch chưa bao giờ được đề cập trong giao dịch giữa bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ.

Chưa thể giảm cước viễn thông hơn nữa

Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) có thể không dám giảm cước nữa vì sợ ảnh hưởng đến doanh thu, nên những phương án giảm thường có tỷ lệ không cao và chỉ chọn lọc từng loại cước để điều chỉnh. Nhìn từ quan điểm bảo toàn vốn của doanh nghiệp, điều này là không sai, nhưng xét một cách tổng thể thì nó thể hiện rất rõ thế độc quyền của VNPT.

Bưu điện rũ trách nhiệm trước những cuộc gọi "bất thường"?

Trong tháng 3 và 4, theo thống kê của Bưu điện Hà Nội, có hàng trăm cuộc gọi "bất thường", với thời lượng ít nhất là 2 tiếng, nhiều thì đến 10 tiếng, thậm chí 15 tiếng đồng hồ, có cuộc gọi đi không ai nghe vẫn bị tính tiền. Thuê bao nào đủ kiên nhẫn để thực hiện những cuộc gọi đó? Thế nhưng, Bưu điện Hà Nội chỉ chịu 12 phần nghìn trách nhiệm đối với những cuộc gọi như vậy.