"Số 7" của Tây Ban Nha nâng cao chiếc Cup cùng đồng đội. |
Các bàn thắng trong hai trận đầu vòng bảng đã giúp David Villa kế tục thành công những gì mà cựu cầu thủ đồng hương Jesus Pereda từng làm được tại Euro 1964, giải đấu mà Tây Ban Nha đăng quang trên sân nhà. Tiền đạo 27 tuổi của CLB Valencia không chỉ giành ngôi vua phá lưới, mà còn là nhà vô địch châu Âu cùng đội tuyển.
Suốt ba giải vô địch châu Âu gần đây (1996, 2000 và 2004), các cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất đều không phải là thành viên của đội đoạt chức vô địch. Bốn "ông vua không ngai" đó gồm: Alan Shearer (Anh), Patrick Kluivert (Hà Lan), Savo Milosevic (Nam Tư cũ) và Milan Baros (CH Czech).
Hiện tượng trên trở nên đặc biệt ở chỗ, trong suốt 9 giải trước đó, chỉ có hai lần nhà quán quân không góp cầu thủ trong danh sách ghi bàn hàng đầu. Chính bởi vậy, thành tích của Villa và "Cơn bão màu đỏ" lần này được đánh giá như đã đem truyền thống về với hiện tại.
Xếp sau tiền đạo 27 tuổi trong danh sách "vua phá lưới" Euro 2008 là Lukas Podolski (Đức), Hakan Yakin (Thụy Sĩ, cầu thủ ghi cả ba bàn cho đội đồng chủ nhà), Roman Pavlyuchenko (Nga) và Semih Senturk (Thổ Nhĩ Kỳ). Trong số 4 gương mặt này, chỉ có hai người sau là ghi được bàn tại các trận đấu loại trực tiếp (bắt đầu tính từ tứ kết).
Danh sách vua phá lưới Euro 2008:
4 bàn: David Villa (Tây Ban Nha).
3 bàn: Lukas Podolski (Đức), Hakan Yakin (Thụy Sĩ), Roman Pavlyuchenko (Nga), Semih Sentürk (Thổ Nhĩ Kỳ).
2 bàn: Daniel Guiza, Fernando Torres (Tây Ban Nha), Wesley Sneijder, Robin van Persie, Ruud van Nistelrooy (Hà Lan), Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển), Arda Turan, Nihat Kahveci (Thổ Nhĩ Kỳ), Michael Ballack, Bastian Schweinsteiger, Miroslav Klose (Đức), Andrei Arshavin (Nga), Ivan Klasnic (Croatia)
1 bàn: Václav Sverkos, Libor Sionko, Jan Koller, Jaroslav Jarolim (CH Czech), Pepe, Raúl Meireles, Cristiano Ronaldo, Deco, Ricardo Quaresma, Nuno Gomes, Helder Postiga (Bồ Đào Nha), Ivan Klasnic, Luka Modric, Darijo Srna, Ivica Olic (Croatia), Giovanni van Bronckhorts, Dirk Kuyt, Arjen Robben, Klaas Jan Huntelaar (Hà Lan), Cesc Fábregas, Rubén de la Red, Xavi Hernández, David Silva (Tây Ban Nha), Konstantin Zyryanov, Dmitry Torbinski (Nga), Petter Hanson (Thụy Điển), Roger Guerreiro (Ba Lan), Ivica Vastic (Áo), Adrian Mutu (Romania), Christian Panucci, Andrea Pirlo, Daniele de Rossi (Italy), Thierry Henry (Pháp), Angelos Charisteas (Hy Lạp), Phillip Lahm (Đức), Ugur Boral (Thổ Nhĩ Kỳ).
Vua phá lưới các kỳ Euro và đội vô địch
Năm tổ chức | Vua phá lưới | Đội vô địch |
1960 | Heutte (Pháp), V.Ivanov và Ponedelnik (Liên Xô cũ) Galic và Jerkovic (Nam Tư cũ) 2 bàn | Liên Xô cũ |
1964 | Pereda (Tây Ban Nha), Bene và Novák (Hungary) 2 bàn | Tây Ban Nha |
1968 | Dzajic (Nam Tư cũ) 2 bàn | Italy |
1972 | Gerd Müller (Tây Đức) 4 bàn | Tây Đức |
1976 | Dieter Müller (Tây Đức) 4 bàn | Tiệp Khắc cũ (Czech và Slovakia) |
1980 | Klaus Allofs (Tây Đức) 3 bàn | Tây Đức |
1984 | Platini (Pháp) 9 bàn | Pháp |
1988 | Van Basten (Hà Lan) 5 bàn | Hà Lan |
1992 | Bergkamp (Hà Lan), Brolin (Thụy Điển), Larsen (Đan Mạch), Riedle (Đức) 3 bàn | Đan Mạch |
1996 | Shearer (Anh) 5 bàn | Đức |
2000 | Patrick Kluivert (Hà Lan), Savo Milosevic (Nam Tư cũ) 5 bàn | Pháp |
2004 | Milan Baros (CH Czech) 5 bàn | Hy Lạp |
2008 | David Villa (Tây Ban Nha) 4 bàn | Tây Ban Nha |
Thùy Dương tổng hợp