Ảnh: Hoàng Hà. |
Trong việc cung cấp dịch vụ Internet, khung hình phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Interrnet mà không thông báo cho người sử dụng biết trước (trừ trường hợp bất khả kháng), từ chối cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng phân biệt đối xử với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Interrnet...
Trường hợp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến mà chưa có sự xác nhận hợp lệ của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Người sử dụng Internet truyền bá thông tin, hình ảnh đồi trụy, hoặc nội dung trái với quy định của pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự, bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Còn đại lý Internet sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu không đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, hệ thống thiết bị Internet không đảm bảo an ninh thông tin, mở cửa cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngoài giờ quy định...
Nếu vi phạm các quy định về giấy phép có thể bị phạt từ 100 nghìn đồng đến 70 triệu đồng với các hình phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật. Làm sai các quy định về thiết lập mạng Internet dùng riêng, mức phạt cao nhất có thể lên tới 20 triệu đồng, cụ thể là việc xử lý các mạng dùng riêng kết nối trực tiếp với nhau.
Dự thảo cũng quy định việc xử phạt đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, tài nguyên Internet, giá cước, phí, lệ phí, trang thông tin điện tử tổng hợp và xuất bản báo chí trên mạng, an ninh thông tin, cung cấp, sử dụng tài liệu mật... Trong đó, mức xử phạt cao nhất có thể áp dụng là 70 triệu đồng.
Xem toàn văn dự thảo tại đây.
Nguyễn Anh