Xem phim chụp X-quang, ngày 15/1, bác sĩ Đào Đăng Sơn, Khoa Ngoại tiêu hóa Tổng hợp chẩn đoán người bệnh bị lồng ruột non do có khối u ruột non.
Theo bác sĩ, lồng ruột ở người lớn chỉ 1-5% trường hợp, lồng ruột ở trẻ em chiếm tỷ lệ 90% và 5% còn lại các trường hợp tắc ruột.
Bệnh ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân, ở người lớn 90% nguyên nhân do u, chủ yếu là u ở ruột non và đại tràng. Một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động... Do đó, bệnh hiếm gặp hơn ở người lớn. Đa phần dấu hiệu lồng ruột ở người lớn thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.
Thông thường, điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Còn ở người lớn, chỉ phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm, tránh nguy cơ tái phát.
"Ông cụ này tuổi cao, gầy yếu kèm bệnh nền tăng huyết áp đòi hỏi quá trình phẫu thuật cần diễn ra khẩn trương và chính xác cao hơn", bác sĩ nhấn mạnh.
Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị lồng hai đoạn ruột non. Khắp ruột đều có u nằm ở các vị trí khác nhau. Đoạn lồng ruột thứ nhất dài khoảng 15 cm. Đoạn thứ hai cách đoạn ruột thứ nhất khoảng 50 cm và có một u kích thước 1,5 cm gây lồng ruột trên một đoạn dài khoảng 10 cm. Kiểm tra toàn bộ ruột non còn có ba khối u kích thước khoảng một cm ở các vị trí khác nhau.
Bác sĩ chỉ định tháo lồng ruột cho người bệnh và cắt đoạn ruột non có khối lồng. Các khối u sau phẫu thuật được gửi xét nghiệm sinh thiết mô bệnh học.
Bác sĩ khuyến cáokhi đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Mọi người cần khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, tránh những trường hợp biến chứng có thể xảy ra.
Thùy An