Do đó, lần đầu tiên sự xuất hiện của hạt nêm Chin-su, hạt nêm không bột ngọt – không chất điều vị 621, đã trở thành sự lựa chọn đáng tin của các chị em nội trợ, giúp cả nhà an tâm thưởng thức trọn vẹn bữa ăn gia đình.
Chin-su hạt nêm không bột ngọt - người trợ thủ đắc lực
Chin-su tự hào là hạt nêm không bột ngọt đầu tiên và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế. Hạt nêm không bột ngọt Chin-su, giúp cả nhà an tâm thưởng thức trọn vẹn bữa ăn gia đình nhất là đối với những người mẫn cảm với bột ngọt hoặc có con nhỏ.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ Sinh Y Tế Công Cộng TP HCM cho biết: “Với trẻ em dưới 3 tuổi, có một số khuyến cáo không nên dùng sản phẩm có chứa bột ngọt bổ sung (chất điều vị 621). Vì cơ thể trẻ cần ít chất này và thức ăn mỗi ngày đã cung cấp đủ. Hơn nữa còn để cơ thể trẻ tự tạo ra chất này, nếu dùng bột ngọt (chất điều vị 621) bổ sung sớm sẽ làm cơ thể trẻ lười biếng sản xuất, thực sự cũng không tốt cho cơ thể trẻ”.
“Với người trưởng thành, chất bột ngọt tự nhiên được ăn vào khá nhiều và cơ thể con người có thể tự sản xuất ra được. Do đó, với chất bột ngọt (chất điều vị 621) bổ sung có người không dung nạp khi ăn vào có thể gây dị ứng, có cảm giác nóng ran, đau đầu, tức ngực, nóng ran ở lưng và cổ... Vì vậy mới có các nghiên cứu khuyến cáo người bị mẫn cảm với bột ngọt (chất điều vị 621) bổ sung không nên dùng sản phẩm có chất này”, bác sĩ Xuân Mai cho biết thêm.
Chin-su, hạt nêm không bột ngọt đầu tiên
Chin-su tự hào là hạt nêm đầu tiên không bột ngọt, không có chất điều vị 621 đã được Bộ Y Tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế theo số: 4109/2008/YT-CNTC khi được đảm bảo không bổ sung thêm bất cứ thành phần bột ngọt (chất điều vị 621).
Thạc sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi.
“Thật ra, bột ngọt là tên gọi dân gian của Monosodium Glutamate, còn gọi là chất điều vị 621. Chất này là muối của acid glutamic, một trong 20 amino acid cấu thành nên protein trong thành phần thực phẩm tự nhiên luôn có một số aicd amin, chiếm tỷ trọng cao là acid glumatic. Nhà sản xuất công bố sản phẩm của mình là “không bột ngọt” khi đảm bảo “không bổ sung bất cứ thành phần bột ngọt nào trong quá trình sản xuất. Vì Glutamin có trong nhiều thực phẩm giàu đạm tự nhiên, tỷ lệ khoảng 12% trở xuống, nên cơ quan chức năng khi kiểm duyệt sẽ biết trong sản phẩm có bao nhiêu bột ngọt và mỗi loại chứa bao nhiêu %. Cộng hết lại sẽ cho biết là sản phẩm có bổ sung bột ngọt hay không”, giải thích của Thạc sĩ bác sĩ dinh dưỡng Đào Thị Yến Phi, giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM sẽ giúp chị em nội trợ hiểu thêm về vấn đề này.Vì vậy, tỷ lệ nhỏ khoảng 1% bột ngọt có trong sản phẩm Chin-su là lượng acid amin có trong các thành phần tự nhiên làm nên sản phẩm như nước cốt sườn non, thịt cô đặc, bột thịt...
Chất điều vị 627, 631 không phải và không liên quan đến bột ngọt
Bên cạnh chất điều vị 621 (bột ngọt), chất điều vị 627 và 631 có vai trò giúp cho hương vị của sản phẩm thêm thơm ngon đậm đà. Tuy nhiên, điểm khác biệt nổi trội chính là lần đầu tiên hạt nêm Chin-su được giới thiệu ra thị trường, không có chất điều vị 621 (bột ngọt) được Bộ Y Tế chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
“Ngoài chất 621 là bột ngọt ra, cả hai chất điều vị 627 và 631 đều dạng bột và có vị ngọt nhưng không phải là bột ngọt hay liên quan đến bột ngọt. Nếu ai gọi hai chất này cũng là bột ngọt hay liên quan đến chất này thì đó là một cách gọi nhầm lẫn vì đã không thật sự hiểu về chúng”, bác sĩ Xuân Mai khẳng định.
Chất điều vị 621, tên hóa học là Monosodium Glutamate, được gọi là bột ngọt, là muối acid glutamic, một trong 20 amino acid cấu thành nên protein. Chất điều vị 621 được sản xuất bằng cách lên men, nhờ vi khuẩn. Vi khuẩn được nuôi trong môi trường lỏng có chứa đường, mật rỉ hay tinh bột để làm chất nền cho quá trình lên men.
Chất điều vị 627, tên hóa học là Sodium Guanilate, không là bột ngọt hay liên quan đến bột ngọt, là muối sodium của acid guanilic, một acid tự nhiên, thành phần cấu tạo của ARN (phân tử mang gen di truyền) trong tế bào. Vì vậy, nó là thành phần chính trong cơ thể sống. Sản phẩm thương mại chế tạo từ nấm men hay cá xạc đin.
Chất điều vị 631, tên hóa học là Sodium Inosinate, không là bột ngọt hay liên quan đến bột ngọt, là muối sodium của acid inosinic, một acid tự nhiên, tồn tại chủ yếu trong các động vật. Sản phẩm thương mại được chế biến từ thịt hoặc cá xạc đin. Cũng có thể được sản xuất bằng quá trình lên men đường bằng vi khuẩn.
(Nguồn: Masan)