Thói quen sử dụng kháng sinh khi không cần thiết là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ vi sinh ruột bị rối loạn, gây ra tình trạng tiêu chảy và những hệ lụy lâu dài cho cơ thể với nhiều bệnh lý khác nhau; cũng như làm tăng cao tình trạng vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Do vậy, việc hạn chế những ảnh hưởng xấu của kháng sinh lên hệ vi sinh ruột không chỉ ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy khi dùng kháng sinh, mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Kháng sinh - tác nhân có thể ảnh hưởng nặng nề đến hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh ở ruột người không chỉ bao gồm các vi khuẩn (lợi, hại) mà còn có nhiều loại vi sinh vật khác cùng tồn tại như nấm (saccharomyces boulardii, candida albicans...), virus và một số ký sinh trùng khác tạo nên một tổng thể cân bằng sống trong lòng ruột, tác động qua lại lẫn nhau để luôn duy trì sự ổn định; tham gia vào các quá trình chuyển hóa, miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt là tạo ra các chất trung gian tác động lên nhiều cơ quan nội tạng khác giúp cơ thể khỏe mạnh.
Các thay đổi của hệ vi sinh ruột ở người bao gồm tình trạng mất cân bằng tỉ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn (tỷ lệ cân bằng bình thường là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn) thường do nhiễm trùng đường tiêu hóa làm gia tăng vi khuẩn có hại, và rối loạn hệ vi sinh đường ruột (tiếng Anh là Dysbiosis) khi vừa có sự mất cân bằng 85/15 nói trên kèm theo sự biến mất của một số vi khuẩn (lợi khuẩn), đặc biệt là do dùng kháng sinh.
Kháng sinh là cần thiết trong điều trị các bệnh nhiễm trùng, nhưng nhược điểm của kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh uống, phổ rộng diệt được nhiều loại vi khuẩn là ngoài việc giết các vi khuẩn có hại gây bệnh thì chúng cũng tấn công cả vi khuẩn có lợi đang sống tại ruột. Do vậy kháng sinh gây ảnh hưởng nặng nề đến cân bằng ở ruột và gây ra rối loạn hệ vi sinh ruột.
Điều đáng buồn, theo số liệu trong Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa kỳ (PNAS) năm 2015, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng kháng sinh nhiều nhất trên thế giới, phần lớn là khi không cần thiết. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để lại nhiều hậu quả trên hệ vi sinh đường ruột, phổ biến nhất là tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. Số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho hay trung bình khoảng 5 - 30% người sử dụng kháng sinh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy.
Theo trang thông tin y tế Healthline, rối loạn hệ vi sinh ruột do kháng sinh có thể gây ra nhiều tác hại ngắn hạn như tiêu chảy, nhiễm nấm candida albicans gây viêm ngứa vùng sinh dục nữ, đẹn miệng ở trẻ em, nấm da.... Quan trọng hơn là sự rối loạn của hệ vi sinh ruột làm thay đổi các chức năng miễn dịch và chuyển hóa các chất trung gian sinh ra từ các vi sinh ruột, gây tác động lên nhiều cơ quan trong cơ thể chúng ta, từ đó góp phần phát sinh các bệnh lý tưởng chừng như không liên quan đến rối loạn của hệ vi sinh ở ruột như hội chứng ruột kích thích, dị ứng, tự kỷ ở trẻ, thừa cân, béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường hay ung thư...
Phòng ngừa, điều trị tiêu chảy khi dùng kháng sinh
Có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu các tác hại của kháng sinh lên hệ vi sinh đường ruột từ đó ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, điển hình như việc bổ sung men vi sinh (probiotics). Hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh trên thị trường, nhưng việc lựa chọn men vi sinh hiệu quả và an toàn là rất cần thiết. Việc lựa chọn đúng loại men vi sinh hiệu quả cần dựa trên nhiều yếu tố như: kết quả nghiên cứu lâm sàng, không bị tác động bởi kháng sinh, khuyến cáo sử dụng bởi các hội y khoa trên thế giới và Việt Nam.
Men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii với chủng đặc hiệu CNCM I-745 của hãng Biocodex từ Pháp là một trong số các loại men vi sinh thỏa mãn những tiêu chí khắt khe nói trên. Đây là nấm men vi sinh được khuyến cáo bởi các Hiệp hội y khoa thế giới và Việt Nam. Hơn thế nữa, với đặc tính không bị tiêu diệt bởi các loại kháng sinh, nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 có thể được dùng chung với các kháng sinh mà không cần cách liều.
Để mang lại hiệu quả tốt nhất trong phòng ngừa và điều trị, men vi sinh dạng nấm Saccharomyces boulardii CNCM I-745 được khuyến cáo phối hợp sử dụng ngay trong liều kháng sinh đầu tiên và duy trì trong suốt thời gian điều trị. Ngoài ra, sau khi ngừng kháng sinh, người bệnh nên tiếp tục bổ sung men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745 thêm 1-2 tuần để phục hồi và tái lập sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Để tìm hiểu thêm về nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii CNCM I-745, truy cập tại đây.
Anh Ngọc