Theo Học viện Dị ứng, Hen và Miễn dịch (Mỹ), viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý thường gặp, ước tính từ 10-30% dân số trên thế giới bị nhiễm bệnh. Tình trạng này xảy ra ở các giai đoạn chuyển giao giữa mùa xuân, hè và thu hoặc do một số các tác nhân như như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật... xâm nhập vào đường hô hấp của con người. Ngoài ra, bụi mịn tăng cao cộng với thời tiết nắng nóng càng khiến chất lượng không khí giảm xuống và góp phần mang đến nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng tăng.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý thường gặp, ước tính từ 10-30% dân số trên thế giới bị nhiễm bệnh. Ảnh: Pexels
Khi mắc phải tình trạng này, phổi của người bệnh sẽ bị kích ứng và xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngạt mũi do tắc nghẽn hoặc ho, thở khò khè, khó thở. Những triệu chứng này thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh cảm cúm hoặc Covid.
Các chuyên gia y tế, những người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, chàm hoặc dị ứng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa. Bên cạnh đó, nhóm người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá hoặc nơi có nhiệt độ lạnh hay độ ẩm cao cũng dễ mắc bệnh.
Cách phòng ngừa
Triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến những rủi ro như: giảm chất lượng cuộc sống, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hoặc viêm xoang, nhiễm trùng tai. Để thuyên giảm, người bệnh cần ngưng tiếp xúc với các chất gây dị ứng và thực hiện theo những cách sau:
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa: thói quen lau bụi, giặt khăn trải giường hàng tuần, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA cho phòng ngủ sẽ giúp làm thông thoáng và hạn chế sự phát sinh của mạt bụi, vi khuẩn và các chất gây dị ứng.
Trong sinh hoạt hằng ngày: Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ra ngoài trời. Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm vì đó là thời điểm lượng phấn hoa cao nhất trong ngày.
Về chế độ ăn uống: Uống nhiều nước và bổ sung nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng. Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để đảm bảo sức khỏe. Tránh uống rượu bia hay thuốc lá vì nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Hướng điều trị
Khi người bệnh không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng, việc dùng thuốc sẽ là phương pháp giảm thiểu những khó chịu do các triệu chứng của bệnh gây ra. Theo Healthline, một số loại thuốc có thể dùng cho trường hợp viêm mũi dị ứng là thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi và thuốc kháng histamine. Ngoài ra, việc sử dụng hoạt chất fexofenadine (thuốc kháng histamine thế hệ thứ 2) cũng giúp cải thiện các triệu chứng như ho, hắt hơi, ngạt mũi,... mà không gây buồn ngủ.
Trong số đó, thuốc Telfor (Fexofenadin) của Dược Hậu Giang là một trong những gợi ý điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Thuốc có hai hàm lượng 120 mg và 180 mg ; giúp người tiêu dùng thoải mái, sảng khoái cho cả một ngày dài làm việc.

Telfor giúp cải thiện các triệu chứng như ho, hắt hơi, ngạt mũi... mà không gây buồn ngủ. Ảnh: Dược Hậu Giang
Telfor được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Japan-GMP nên sản phẩm đến người tiêu dùng đảm bảo hiệu quả và an toàn, đạt tiêu chuẩn lưu hành nghiêm ngặt lẫn xuất khẩu sang các quốc gia lớn.
Theo công ty Dược Hậu Giang khuyến cáo, những đối tượng có nguy cơ về tim mạch, người trên 65 tuổi hoặc có chức năng thận suy giảm, không dùng kèm với các thuốc kháng histamin khác... Đặc biệt, mỗi người cần tuân thủ theo hướng dẫn được in trên bao bì và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ trong quá trình sử dụng thuốc để đạt hiệu quả tốt.
Thanh Hoa
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Giấy XNQC thuốc Telfor 60 mg, thuốc Telfor 120 mg và thuốc Telfor 180 mg số: 006/2022/XNQC/QLD và 007/2022/XNQC/QLD do Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp ngày 27/1/2022.
Thông tin chi tiết tại đây.