Hans-Peter Grumpe là một giảng viên, thích đi du lịch và nhiếp ảnh. Ông chia sẻ với VnExpress, vì làm công việc giảng dạy nên ông có nhiều ngày nghỉ và đều dành hết cho việc đi du lịch đến các nước xa xôi. Trong các mùa hè 3 năm 1991-1993, ông đã sang Việt Nam.
Hans-Peter Grumpe là một giảng viên, thích đi du lịch và nhiếp ảnh. Ông chia sẻ với VnExpress, vì làm công việc giảng dạy nên ông có nhiều ngày nghỉ và đều dành hết cho việc đi du lịch đến các nước xa xôi. Trong các mùa hè 3 năm 1991-1993, ông đã sang Việt Nam.
Ông thuê một chiếc xe jeep và một người lái xe đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại đây, ông gặp những người dân tộc chưa từng nhìn thấy người châu Âu. Họ sợ sệt và cũng rất tò mò. Thời điểm đó, đường xá đi lại rất khó khăn nhưng phong cảnh đẹp đã khiến ông say mê.
Ông thuê một chiếc xe jeep và một người lái xe đi lên các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại đây, ông gặp những người dân tộc chưa từng nhìn thấy người châu Âu. Họ sợ sệt và cũng rất tò mò. Thời điểm đó, đường xá đi lại rất khó khăn nhưng phong cảnh đẹp đã khiến ông say mê.
Những năm 1990, khu vực từ Điện Biên Phủ sang Lai Châu không có các thông tin hướng dẫn du lịch hay bản đồ. Bất đồng ngôn ngữ, lại không có một nhà nghỉ nào, có những ngày Hans-Peter Grumpe phải nhờ chính quyền địa phương chỗ ăn ngủ.
Những năm 1990, khu vực từ Điện Biên Phủ sang Lai Châu không có các thông tin hướng dẫn du lịch hay bản đồ. Bất đồng ngôn ngữ, lại không có một nhà nghỉ nào, có những ngày Hans-Peter Grumpe phải nhờ chính quyền địa phương chỗ ăn ngủ.
Trong ảnh là làng của người Thái. Một số người tò mò, số khác sợ sệt bỏ chạy khi thấy vị khách nước ngoài cao lớn, râu ria cùng chiếc xe jeep lạ lẫm.
Trong ảnh là làng của người Thái. Một số người tò mò, số khác sợ sệt bỏ chạy khi thấy vị khách nước ngoài cao lớn, râu ria cùng chiếc xe jeep lạ lẫm.
Sa Pa năm 1992 không có thông tin hướng dẫn đi du lịch, cũng không có nhiều khách tới đây. Một năm sau, nhiếp ảnh gia người Đức quay lại thì mọi thứ đã thay đổi. Những vị khách nước ngoài được cấp giấy thông hành, nhiều người chọn đây là điểm đến thú vị, có những món đồ lưu niệm là thổ cẩm, trang sức của người dân tộc. Hans-Peter Grumpe nói: "Tôi yêu mến ruộng bậc thang, guồng quay nước, sương mù và ấn tượng với chiếc mũ màu đỏ của những cô gái Dao...".
Sa Pa năm 1992 không có thông tin hướng dẫn đi du lịch, cũng không có nhiều khách tới đây. Một năm sau, nhiếp ảnh gia người Đức quay lại thì mọi thứ đã thay đổi. Những vị khách nước ngoài được cấp giấy thông hành, nhiều người chọn đây là điểm đến thú vị, có những món đồ lưu niệm là thổ cẩm, trang sức của người dân tộc. Hans-Peter Grumpe nói: "Tôi yêu mến ruộng bậc thang, guồng quay nước, sương mù và ấn tượng với chiếc mũ màu đỏ của những cô gái Dao...".
Đi qua Hòa Bình năm 1991, Hans-Peter Grumpe lưu lại một số bức ảnh đập thủy điện và sinh hoạt của người dân.
Đi qua Hòa Bình năm 1991, Hans-Peter Grumpe lưu lại một số bức ảnh đập thủy điện và sinh hoạt của người dân.
Tại Ninh Bình, ông thuê một chiếc thuyền và bắt đầu chuyến tham quan Tam Cốc. Dọc đường đi, bên cạnh cảnh sắc tráng lệ, ông còn để ý đến những người nông dân lao động trên cánh đồng trũng.
Tại Ninh Bình, ông thuê một chiếc thuyền và bắt đầu chuyến tham quan Tam Cốc. Dọc đường đi, bên cạnh cảnh sắc tráng lệ, ông còn để ý đến những người nông dân lao động trên cánh đồng trũng.
Các em nhỏ ở huyện Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) tò mò khi nhìn thấy người khách tới từ châu Âu.
Hans-Peter Grumpe ghé thăm Đà Nẵng hai lần vào năm 1991 và 1992. Cả hai lần, ông đều có duyên gặp gỡ một nhà lãnh đạo rất giỏi tiếng Đức ở mảnh đất miền Trung.
Hans-Peter Grumpe ghé thăm Đà Nẵng hai lần vào năm 1991 và 1992. Cả hai lần, ông đều có duyên gặp gỡ một nhà lãnh đạo rất giỏi tiếng Đức ở mảnh đất miền Trung.
Nhiếp ảnh gia người Đức cảm thấy tự hào được tham quan Hội An vào lúc nơi đây còn khá nguyên bản, chưa có khách du lịch. Ông chụp lại những con đường, ngôi nhà, lối vào nhà truyền thống, các cửa hàng của người Hoa tồn tại từ thế kỷ 17, 18 hay chiếc Cầu Chùa được thương nhân Nhật Bản góp vốn xây dựng...
Nhiếp ảnh gia người Đức cảm thấy tự hào được tham quan Hội An vào lúc nơi đây còn khá nguyên bản, chưa có khách du lịch. Ông chụp lại những con đường, ngôi nhà, lối vào nhà truyền thống, các cửa hàng của người Hoa tồn tại từ thế kỷ 17, 18 hay chiếc Cầu Chùa được thương nhân Nhật Bản góp vốn xây dựng...
Quy Nhơn là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1992, trên bãi biển vẫn còn tìm thấy một số vết tích chiến tranh. Song nhiếp ảnh gia người Đức nhận thấy cuộc sống ngư dân không hề chịu ảnh hưởng.
Quy Nhơn là một căn cứ hải quân lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1992, trên bãi biển vẫn còn tìm thấy một số vết tích chiến tranh. Song nhiếp ảnh gia người Đức nhận thấy cuộc sống ngư dân không hề chịu ảnh hưởng.
Khi Hans-Peter Grumpe đến thăm Nha Trang vào năm 1992, nơi đây hầu như không có khách du lịch, khách sạn. Đường sá chưa thuận lợi và cuộc sống người dân còn khó khăn.
Khi Hans-Peter Grumpe đến thăm Nha Trang vào năm 1992, nơi đây hầu như không có khách du lịch, khách sạn. Đường sá chưa thuận lợi và cuộc sống người dân còn khó khăn.
Nhiều nơi ở Đăk Lăk vẫn còn chịu hậu quả của chiến tranh, trơ trụi cây cối. Nhiếp ảnh gia người Đức ở trọ trong những ngôi nhà của người Êđê nhiều thế hệ.
Nhiều nơi ở Đăk Lăk vẫn còn chịu hậu quả của chiến tranh, trơ trụi cây cối. Nhiếp ảnh gia người Đức ở trọ trong những ngôi nhà của người Êđê nhiều thế hệ.
Phan Dương
Ảnh: Hans-Peter Grumpe