Minh Thi
- Bản chất thơ tình của ông không chỉ là biểu dương "chất đực", "đem thơ lót ổ em nằm", mà còn là việc đi tìm một nửa đàn bà trong chính mình. Ông nghĩ gì về điều này?
![]() |
Nhà thơ Bùi Chí Vinh. |
- Thơ bán cá, thơ ve chai, thơ xách dép... ngạo nghễ giễu nhại mà đôi khi đau đớn. Phải chăng đó là một cách tự vệ để cứu thơ thoát khỏi nạn "quốc doanh hoá", "hành chính hoá" và làm mất đi "cái lưỡi" của nhà thơ?
- Trong một xã hội hỗn mang, thi sĩ có cách tự vệ của mình. Ngày xưa, Lý Bạch từng bắt Cao Lực Sĩ cởi giày, sau đó làm thơ tặng Dương Quý Phi chọc tức Đường Minh Hoàng trước khi đi giang hồ rồi trầm mình ôm trăng tự sát. Tôi không chọn cách chết mà chọn cách sống. Tôi gào thét nỗi khổ của người nghèo, người bị áp bức cho đến tai thượng đế rồi có chết cũng sướng. Khi làm Thơ đời, tôi không nghĩ đến tôi.
- Đôi khi ông tự ví mình là cọng rác. Điều đó có ý nghĩa gì trong thơ ông?
- Đó là sự thực. Trong tình thế văn chương lúc này không phải là lúc "tham chính", mà phải chọn đứng bên lề để "văn dĩ tải đạo". Nếu chọn sự nổi tiếng bằng những bài thơ minh hoạ cao cấp có tính "quốc doanh" thì tôi xin từ chối, để làm một thi - sĩ - nhân - dân đúng nghĩa hơn. Tôi làm thơ như một thứ ghi chép thời sự bằng năng khiếu riêng. Làm một "cọng rác thơ" như thế thiết tưởng cũng xứng đáng làm người...
- Hiện nay có nhiều trường phái thơ, ông chọn mình ở đâu?
- Tôi không quan tâm một trường phái nào. Tôi làm thơ và "test" ngay tại chỗ với đối tượng của mình. Khi họ "ôkê" là tôi biết thơ mình trường thọ.
- Có đôi khi, phản biện là một cách tiếp cận đời sống song song với việc giễu nhại. Khi nhìn lộn ngược, ông thấy mọi thứ trên đời như thế nào?
- Có lẽ thế hệ trẻ ngày nay có thói quen thích "nhìn lộn ngược". Thế hệ tôi khác. Xương máu tạo anh hùng. Tôi viết ra những điều mà mình phải đổ máu mới giành được.
- Nhà thơ không tự thay đổi giọng điệu trong nhiều tập. Liệu có phải đó là hạn chế của ông, dù độc giả của Bùi Chí Vinh vẫn tăng?
- Mơ ước của một thi sĩ là phải tạo phong cách riêng. Tôi lỡ... độc đáo như thế mà bạn lại còn nghi hoặc.
- Ông làm nhiều việc cùng lúc: Viết tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, kịch bản phim... và giàu lên nhờ nghề tay trái. Thế còn nhờ thơ, ông giàu lên điều gì?
- Thơ là vĩ đại nhất. Thơ vượt qua mọi biên cương, quốc tịch, ngôn ngữ để nói lên tiếng lòng nhân loại thổn thức. Tôi có thể đổi hết các doanh thu sự nghiệp "tay trái" nếu được làm một thi sĩ đại diện nhân dân thấp cổ bé miệng. Tôi thương họ như thương đời mình.
(Nguồn: Lao Động)