Từ thế kỷ XV, phố cổ Hà Nội đã là nơi hội tụ những thương nhân năng động, những thợ thủ công lành nghề bậc nhất cả nước. Khu phố nằm giữa kinh thành và bờ sông Hồng, vị trí đắc địa để thiết lập các hoạt động thương mại của các làng mạc vùng châu thổ và những khu vực bán hàng trong mạng lưới làng cổ. Những con phố bắt đầu bằng tên “Hàng” như: Hàng Cót, Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Hòm, Hàng Quạt, Hàng Gà... mang đặc trưng riêng, gắn liền với mặt hàng kinh doanh.

Đơn cử như Hàng Đào có nghề nhuộm màu. Khác với phố nhuộm vải nhiều màu sắc Thợ Nhuộm, phố Hàng Đào chỉ nhuộm màu sắc rực rỡ, chủ yếu là hồng và đỏ… Theo thời gian, con phố không chỉ kinh doanh tơ lụa gấm vóc mà còn phát triển nghề may âu phục, buôn bán màu nhuộm tổng hợp và đồ dùng phương Tây như nước hoa, mỹ phẩm, mũ dạ… Bên cạnh sự tấp nập của những con phố chuyên kinh doanh hàng hóa, còn có sự hiện diện của các phố nghề. Ví như phố Lò Rèn, lúc phát triển nhất cũng có tới gần trăm bễ lò phì phò hoạt động ngày đêm.

Các hộ kinh doanh có chung một mặt hàng tự tìm đến, tập hợp với nhau tạo thành một không gian thu hút những khách hàng có nhu cầu về mặt hàng đó. Tinh thần “buôn có bạn bán có phường” này cũng xuất hiện ở nhiều đô thị cổ như Thành Nam (Nam Định), Hải Phòng, Hải Dương… đến Thanh Hoá, Nghệ An. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, “tính chất sản xuất nhỏ khiến cho sự cạnh tranh chưa quyết liệt nếu so với lợi ích thu hút khách hàng đến một nơi”.

Một đặc trưng ở các phố nghề là đời sống văn hóa phong phú, xuất phát từ những thị dân Kẻ Chợ. Họ mang theo văn hóa, phong tục của quê hương mình đến làm ăn, thành lập và liên kết với nhau trong các phường, hội, vừa giúp nhau trong cuộc sống, vừa gìn giữ nghề tổ.

Những ngày hội dân gian cũng là biểu hiện đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi thành Thăng Long, như “Lễ tế Xuân ngưu” với tục “đả xuân ngưu” của phường Đông Hà xưa. Không gian lễ hội cũng trải dài trên các phố, từ Hàng Chiếu đến tận Hàng Gai bây giờ…

Trải qua những thăng trầm biến thiên của lịch sử, 36 phố phường vẫn còn đó, nhưng không gian sống chật hẹp nơi phố cổ đã không còn theo kịp tốc độ phát triển của một Hà Nội hiện đại, năng động. Nhiều cư dân Tràng An xưa chuyển tới những nơi ở mới, với chất lượng sống tiện nghi hơn.

Với mong muốn gìn giữ tinh hoa Hà Nội, hồn cốt Thăng Long - Đông Đô một thời, Bitexco cùng nhiều đối tác kiến tạo khu đô thị The Manor Central Park tọa lạc tại đường Nguyễn Xiển - tâm điểm Tây Nam Hà Nội.

Với tổng quy mô quy hoạch 89,7ha, chủ đầu tư chỉ dành 20,8% diện tích xây dựng cho các dòng sản phẩm như shophouse, nhà liền kề, biệt thự…, còn lại là hạ tầng giao thông, diện tích cây xanh, công viên, dịch vụ. Kế thừa không gian quy hoạch mở theo lối giao thương truyền thống, những dãy nhà phố thương mại được kỳ vọng là khu vực sầm uất nhất khu đô thị.

722 căn shophouse có diện tích đa dạng từ 73-195 m2, xây dựng dọc các tuyến phố và đường nội khu rộng rãi. Chủ đầu tư cũng chú trọng đến các sản phẩm mang tính độc quyền, thiết kế riêng, phô diễn gu thẩm mỹ, phong cách sống của từng khách hàng. Mỗi căn shophouse tại dự án có cơ hội tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng từ 17.000 cư dân nội khu cùng hàng vạn cư dân lân cận.

Chủ nhân mỗi căn shophouse có thể vừa ở trên tầng 3-4, vừa cho thuê tầng 1 và 2. Để tối ưu hóa hai mục đích an cư và kinh doanh, các kiến trúc sư thiết kế shophouse với 2 cửa riêng biệt, trong đó cửa trước shophouse có mặt tiền rộng rãi; cửa sau là lối đi riêng biệt, dành cho không gian sinh hoạt thường ngày của gia chủ. Thiết kế tạo sự khác biệt của shophouse The Manor Central Park với những ngôi nhà mặt phố thông thường, vừa giúp việc kinh doanh trở nên độc lập, vừa tạo sự riêng tư trong sinh hoạt cá nhân của gia chủ.

Bên cạnh đó, các căn shophouse được quy hoạch liền nhau, không có tường bao ngăn cách. Thiết kế kết nối nội - ngoại khu giúp cư dân vừa có không gian riêng tư, vừa giao lưu cộng đồng, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống, kinh doanh, kế thừa nếp sống tương thân tương ái của người Việt.

Nếu từng con phố Thăng Long xưa chỉ phục vụ những mặt hàng riêng biệt, phố thương mại ở The Manor Central Park đa dạng hơn, phục vụ những nhu cầu khác nhau của khách hàng với những thương hiệu đẳng cấp. Vì thế mà shophouse tại The Manor Central Park không gói gọn trong mục đích kinh doanh đơn thuần, mà còn là không gian cho những tiện ích, dịch vụ, bồi đắp giá trị tinh thần cho cư dân.

Song song với những hoạt động giao lưu thương mại sầm uất, các mặt hàng, dịch vụ đa dạng, những lễ hội sôi động tương đồng với nét văn hóa phố cổ cũng là đặc trưng mà Bitexco dày công kiến tạo tại The Manor Central Park. Chủ đầu tư tận dụng các yếu tố quy hoạch mở thông minh, từ cấu trúc đường, không gian cây xanh, hồ nước cho đến không gian ở, kinh doanh, không có rào cản giữa nội và ngoại khu… để biến nơi đây thành địa điểm tổ chức những lễ hội, sự kiện lớn nhỏ, tạo nên sắc màu văn hóa riêng cho khu đô thị.

Cảm hứng tinh hoa của 36 phố phường đã được các nhà quy hoạch và kiến trúc sư “thổi hồn” vào shophouse The Manor Central Park, tạo nên những không gian kinh doanh đẳng cấp phục vụ nhu cầu mua sắm của cư dân trong và ngoài khu vực.

Vì vậy, cộng đồng cư dân tại đây ngoài những người có thu nhập cao, có nhu cầu kinh doanh sinh lời, còn có sự hiện diện của những công dân quốc tế đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, giải trí của The Manor Central Park cũng sẽ hướng tới phục vụ cộng đồng công dân toàn cầu này.

“Dòng sản phẩm nhà phố thương mại từng ứng dụng thành công tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Italy… Tại The Manor Central Park, nhà phố thương mại vừa kế thừa giá trị của phố ‘Hàng’ xưa, vừa được xây dựng và vận hành theo phương thức kinh doanh hiện đại chắc chắn sẽ tạo ra những giá trị khác biệt đáp ứng kỳ vọng của chủ nhân”, chủ đầu tư cho hay.

Bitexco
 
 

Ngay từ khi hình thành ý tưởng về một khu đô thị cao cấp mang chuẩn mực quốc tế, Bitexco đã hợp tác với đội ngũ tư vấn kiến trúc tài hoa CZS và EE&K, cùng sự góp mặt của thương hiệu thiết kế Nhật Bản Kume Sekkei và kiến trúc sư Mỹ Carlos Zapata (CZS) - người đồng hành với Bitexco trong xây dựng tháp Bitexco Financial Tower và khách sạn JW Marriott Hanoi. Sự góp mặt của nhiều tên tuổi quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng tạo nên sức hút của dự án này.

Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, The Manor Central Park nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Tây Hà Nội. Do đó, chủ đầu tư cho biết, giống như “một thành phố thu nhỏ” trong lòng Hà Nội, dự án không chỉ thu hút giới đầu tư mà còn là điểm đến yêu thích của cộng đồng cư dân khu vực lân cận.