Luật đất đai được tôi kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ nhiều vướng mắc trong giải quyết đất đai và sẽ giúp giá đất sẽ ổn định thậm chí giảm để người dân thu nhập thấp như tôi có cơ hội mua một mảnh đất cắm dùi.
Tuy nhiên mới đây đọc bài báo nói về giá đất khi chuyển đổi lên đất thổ cư ở TP HCM tăng nhiều lần để về sát với thị trường, thoạt đầu có lẽ ai cũng thấy tốt quá, hay quá, nhưng tôi thấy tiềm ẩn nguy cơ, và đặt ra câu hỏi: Ai được hưởng lợi nhiều nhất nếu cả nước, địa phương nào cũng áp dụng điều này?
Thoạt nhìn sẽ thấy nếu muốn giá đất khi nhà nước đền bù cao thì giá chuyển mục đích thành đất ở phải cao là đúng, giá giao dịch trên thị trường đang chênh lệch so với giá khai thuế nên phải tăng giá khai thuế dựa vào khung giá đất này. Nghe hợp lý đấy, nhưng theo tôi phải làm sao kéo giá đất trên thị trường giảm để sát với bảng giá đất mới đúng.
Nếu muốn giá đất sát thị trường thì phải làm đồng bộ với việc áp thuế "tích trữ" BĐS vượt định mức (định mức được tính bằng tổng số đất thổ cư/tổng số dân) để người đang ôm đất thổ cư nhiều đó phải chịu thuế (mức thuế phải chịu tương ứng với mức giá đất được tính cũng tăng 50 hay 100 lần như bảng mới này.
Tức là mảnh đất trước đây dù mua giá 1 tỷ với 100 m2 thổ cư thì nếu nay giá đất thổ cư ở đó tăng 100 lần thì mảnh đó giờ cũng được áp giá tính thuế cũng tăng theo).
Nếu không đồng thời áp dụng cả hai việc này thì sắp tới sẽ xảy ra việc người chuyển đổi mục đích sử dụng đất mới thì không làm được, còn người có sẵn đất thổ cư thì lời to nếu họ không bị chịu thuế tích trữ đất thổ cư.
Nếu không sẽ có nhóm người được hưởng lợi, còn dân muốn chuyển đổi ít đất cho con cái thì khó khăn dù có sẵn đất nông nghiệp.
*Bạn có đồng ý quan điểm trên? Gửi bài tại đây.
Tien Nguyen