![]() |
Đó là lần thứ hai người phụ nữ 52 tuổi này ghé thăm cửa hàng nhỏ như bất kỳ cửa hàng nào trên phố trong tháng hai. Thông thường, doanh thu của các cửa hàng này đạt cao nhất vào tháng trước Tết Nguyên đán và rồi giảm dần cho đến Rằm tháng Giêng. Trong suốt tuần lễ Tết âm lịch vừa qua, gia đình Zhan nhận được rất nhiều quà, chủ yếu là thuốc lá và hoa quả ngoại nhập. Như những bà nội trợ khác, Zhang biết rằng số quà này phải bán trong dịp lễ mới được giá bởi qua thời gian đó là ít ai muốn mua. Các cửa hàng kinh doanh lại quà biếu ở Trung Quốc bán đủ thứ, từ tổ yến, các vị thuốc quý cho tới phiếu mua hàng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này là bất hợp pháp. "Chúng tôi chưa từng cấp phép cho mục 'bán lại quà biếu' ở phòng công nghiệp và thương mại cấp quận hay thành phố", phát ngôn viên cơ quan cấp phép của chính quyền thành phố Thâm Quyến, cho hay. Jin Xin, một luật sư, cho rằng những người bán lại đồ quà biếu có thể bị buộc tội tiêu thụ đồ ăn cắp hoặc đút lót nếu số quà đó kiếm được bằng cách bất hợp pháp. Các cửa hàng kinh doanh quà biếu này thường mua vào với giá thấp hơn thị trường khoảng 30% và cũng thường trốn thuế vì người mua lại các món hàng đó hiếm khi đòi hóa đơn. Mua lại hàng tại đây thường là các khách sạn, nhà hàng hoặc quán bar. Các hiệu cầm đồ và dịch vụ bán hàng qua mạng cũng là sự lựa chọn của những người muốn bán lại quà tặng. Báo chí Trung Quốc cho hay doanh thu của các cửa hàng cầm đồ tăng lên từ 20 đến 30% vào dịp Tết và hơn một nửa số đồ cầm cố là trang sức bằng vàng. Mai Trang (theo China Daily) |