Trong 20 số báo phát hành, Sương Nguyệt Anh luôn chú trọng đề cập việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ, phê phán những quy định khắt khe với nữ giới của thời đó, đồng thời đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam nữ.
Theo sách Lịch sử báo chí Việt Nam của Huỳnh Văn Tòng (1973), sự xuất hiện của Nữ giới chung là một biến cố quan trọng với dân chúng lúc bấy giờ, đặc biệt đối với phụ nữ Việt Nam. Tuần báo này, theo dư luận của một số nữ độc giả, mang lại ít nhiều biến đổi mới mẻ trong đời sống tinh thần và vật chất của phụ nữ Việt Nam, vốn bị ràng buộc trong những nguyên tắc cứng nhắc của Khổng Mạnh.
Vì thế, Nữ giới chung sớm bị Pháp chú ý. Sau gần một năm hoạt động, cuối năm 1918, tờ báo bị chính quyền Pháp buộc đình bản.

Bài "Nghĩa tiện tặng" của Sương Nguyệt Anh trên tờ Nữ giới chung số 5, ngày 8/3/1918. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Câu 4: Sau khi tờ Nữ giới chung bị đình bản, Sương Nguyệt Anh làm gì?