Những hành động phi pháp của Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi trên Biển Đông sau hai tháng hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam.
Khi Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", trong đó sáp nhập cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, phần lớn các nước, các tổ chức, các nhà nghiên cứu đều phản đối và cho rằng đây là một việc làm phi pháp, phi lý.
15h chiều 2/6, tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa, cách giàn khoan HD-981 mà nước này hạ đặt trái phép 17 hải lý, đã được trục vớt. Theo các thợ trục vớt, hiện trạng tàu cho thấy cú đâm rất mạnh.
Tháng 1/1988, để chiếm đóng trái phép các đảo của Việt Nam, Trung Quốc dùng các tàu chiến có trang bị tên lửa, tấn công bắn chìm các tàu vận tải Việt Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở Trường Sa.
Ngày hôm nay 1/6, tàu Trung Quốc đã cố tình đâm vào mạn phải tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 2016 làm thủng bốn lỗ cách mặt nước 40 cm.
Sau hiệp định Geneve năm 1954, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam. Sự kiện đáng ghi nhận nhất trong thời gian này là việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa, năm 1974.
Bị tàu Trung Quốc vô cớ uy hiếp, tấn công tông chìm, 10 ngư dân Đà Nẵng đi trên tàu ĐNa90152 TS thoát chết hy hữu được cơ quan chức năng đưa về cùng phương tiện về huyện đảo Lý Sơn an toàn. Video: Trí Tín.
Buổi tọa đàm với chủ đề căng thẳng tại Biển Đông và những tác động tới an ninh khu vực đã khai mạc sáng 28/5 tại Singapore.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh hôm qua trả lời phỏng vấn trên kênh CNN, phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan và yêu cầu nước này chấm dứt hành động vô nhân đạo khi đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ - Nguyễn Quốc Cường bác bỏ nhiều lập luận vô lý của Trung Quốc trong buổi truyền hình trực tiếp toàn cầu trên kênh truyền hình CNN.
Trước, trong và sau thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam vẫn liên tục thực thi chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và được nhiều nước công nhận.
Nhiều tàu cá của Quảng Ngãi liên tục bị Trung Quốc tấn công trong thời gian qua, song bà con vẫn bỏ ra cả chục tỷ đồng đóng tàu công suất lớn vươn khơi tới ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa.
Nước Pháp, với tư cách "bảo hộ" cho nhà nước An Nam, đã thực thi các quyền và trách nhiệm trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xây dựng các trạm khí tượng, cắm bia chủ quyền,
16h chiều 27/5, giàn khoan Hải Dương 981 đã dừng di chuyển và cách vị trí cũ khoảng 22 hải lý.
5h30 sáng ngày 27/5, Trung Quốc tiến hành di dời giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đông nam, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý. Vị trí này vẫn nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong nhiều thế kỷ, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa một cách liên tục, hòa bình, không gặp sự tranh chấp, xung đột hay phản đối nào từ các quốc gia khác.
"Trung Quốc đã hành động một cách đơn phương. Giống như họ vào nhà bạn, yên vị ở đó rồi và khi bạn tỏ thái độ thì cáo buộc bạn là không thân thiện. Hành động đó là không thể chấp nhận trong quan hệ ngoại giao quốc tế", ông Bernard, một người Pháp nói.
Ngày 25/5, Trung Quốc đã điều hơn 30 tàu cá có trọng tải lớn đi theo thành hàng dài với tốc độ cao bảo vệ giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên bán kính rộng hơn.
Phía Việt Nam không sử dụng công cụ trên tàu để đáp trả Trung Quốc mà chỉ dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động trên biển Việt Nam - Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu, khẳng định.
Công thư mà Việt Nam gửi Trung Quốc năm 1958 không đề cập đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế chúng nằm dưới vĩ tuyến 17, thuộc quản lý của Việt Nam Cộng hòa khi đó. Vì thế, công thư không thể là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc với hai quần đảo như Bắc Kinh vin vào.