Những người đồng đội cũ gặp nhau, bắt tay ấm lòng. | |
Họ tập hợp điểm danh như trước khi ra trận. | |
Rồi cùng viếng đồng đội. | |
Hang đá này từng bị B52 rải thảm ở cửa hang khiến 4 nam, 4 nữ thanh niên xung phong (TNXP) quê Hoằng Hoá (Thanh Hoá) đang ẩn náu bị kẹt bên trong, chết dần từng ngày trong đó. Đến năm 1996, khi bộ đội dùng mìn phá cửa hang, 8 bộ hài cốt trong tư thế ôm nhau mới được tìm thấy. | |
Hiện, tảng đá lấp cửa hang được đưa về đặt bên tượng đài TNXP. | |
Cạnh đó là đền tưởng niệm 8 anh chị cũng như hơn 500 TNXP khác hy sinh trên Đường 20 - Quyết Thắng. | |
Cây sanh ôm ấp cây lim xanh được người địa phương nói là mối tình Trường Sơn, tượng trưng cho tình yêu thuỷ chung của cô TNXP Trần Thị Tơ và Nguyễn Văn Huệ trong số 8 người hy sinh ở hang đá. | |
Những người lính năm xưa ngắm nhìn lại những dụng cụ mình từng dùng vào thời “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”... | |
... rồi nhìn lại các loại bom, mìn năm xưa từng gặp. | |
Chiếc áo người Chính trị viên C759 -Trần Thị Thành năm xưa mặc, chiến đấu trên đường 12A trưng bày tại phòng truyền thống TNXP. Chị hiện sống tại Đồng Hới - Quảng Bình. Đơn vị của chị là đơn vị TNXP đầu tiên được phong anh hùng nhưng tháng 7/1966, đã có 7 người hy sinh tại km 21 đường 12A. Đây cũng là đơn vị có Nguyễn Thị Kim Huế - một trong 3 người đầu tiên được phong anh hùng. | |
Cây Rao Ráng bên đường 20 - chứng tích còn lại của chiến tranh - là nơi bộ đội, TNXP treo một nửa quả bom để đánh báo động mỗi khi có máy bay địch. | |
Dọc con đường 20 ấy người ta luôn bắt gặp am thờ những liệt sĩ đã ngã xuống. | |
Đường 20 - Quyết Thắng nay vẫn trẻ mãi. Nhiều đoạn rợp ánh rừng già... | |
... nơi bắt đầu vượt những trọng điểm cua chữ A - đèo Phu La Nhích - ngầm Ta Lê hôm nay. Trong chiến tranh, tập đoàn trọng điểm trên là túi bom địch bắn phá đêm ngày. | |
Đường 20 - Quyết Thắng từ km 16 lên biên giới Việt - Lào, mấy chục năm sau chiến tranh không được cải tạo, những chuyến xe cuối cùng lăn bánh chở hàng vào Nam với mặt đường như thế nào thì đến nay không thay đổi. | |
Sống tựa vào Đường 20 - Quyết Thắng là người A Rem, Ma Coong. Họ luôn mong muốn con đường được sữa chữ để bà con có dịp tiếp cận miền xuôi. |
Xuân Quang