12h đêm, chợ cá âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) đã tấp nập người mua kẻ bán, khi những chuyến tàu đánh bắt ngoài khơi vừa cập bến. Không khí nhộn nhịp suốt từ lúc nửa đêm cho đến sáng. Không ai nhớ nổi phiên chợ này bắt đầu từ khi nào, chỉ biết có nhiều gia đình nối nghiệp ở phiên chợ này. Cá được phân loại, xếp vào từng chậu khác nhau để tiện việc định giá, cân... Cá cũng ướp đá trước khi vận chuyển đi nơi khác. Những người nghèo không có tiền đi buôn thì làm nghề bưng cá thuê. Thường xuyên phải dậy sớm, họ làm việc với khuôn mặt mệt mỏi. Hàng chục phụ nữ lại chọn nghề chèo ghe nhỏ để chở thương lái ra tận các thuyền neo ngoài xa để mua cá. Bình quân họ thu nhập 100.000 đồng/ngày. Những thuyền viên trên tàu cá cũng thức cùng phiên chợ, sau những ngày dài trên biển. Các thương lái dù phải chi thềm tiền vận chuyển từ tàu vào bờ nhưng mua tại tàu họ không phải chịu cảnh tranh giành hải sản như trên bờ. Thương lái ngồi tại chợ cá, tập trung chỗ có ánh đèn để tính tiền. Và hàng trăm chuyến xe chất đầy tôm cá tỏa đi khắp các ngả đường để về các chợ nhỏ kịp bán khi trời sáng. Họp muộn hơn, khoảng 2 -3 giờ sáng, chợ tự phát ven bờ biển Đà Nẵng trên đường Hoàng Sa (Đà Nẵng) cũng tấp nập không kém. Những người làm thuê cũng thức cùng phiên chợ để phân loại tôm cá. Trời hửng sáng, người đàn ông này vui mừng khi vừa mua được một mẻ tôm lớn và hớn hở mời những vị khách thích mua hải sản khi vừa đưa từ biển vào. Những hàng quán cũng được dựng ngay tại các khu chợ này. Với những người lao động nghèo, buổi sáng vẫn thường lót dạ bằng ổ bánh mì. Các công đoạn chế biến sơ được thực hiện ngay tại chợ. Phải thức dậy từ lúc nửa đêm, nhưng bù lại thu nhập tương đối ổn định nên nhiều người quyết bám nghề. Nguyễn Đông