Lãnh đạo thành phố đã cắt băng khánh thành cầu vượt Trần Khát Chân. Cầu được khởi công tháng 1/2013 và hoàn thành sớm 45 ngày, giúp giải tỏa ùn tắc tại nút giao này. Cầu dài hơn 350 mét, với 2 làn xe ôtô và 2 làn xe hỗn hợp (xe buýt được phép lưu thông), tổng mức đầu tư 181 tỷ đồng. Sau buổi lễ phương tiện đã nối đuôi nhau qua cầu... ... giúp giao thông ở ngã tư này thông thoáng hơn thường ngày. Trước đây, vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều, khu vực này thường xuyên ùn tắc kéo dài bởi lượng xe qua nút giao quá lớn. Cầu vượt nhìn từ hướng Bạch Mai về phố Huế hiện rất thông thoáng. Sau khi cầu bộ hành được tháo dỡ để phục vụ thi công cầu vượt cơ giới, Sở Giao thông đã kẻ vạch sơn để người đi bộ sang đường dưới gầm cầu. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, đây là một trong 6 cây cầu vượt nhẹ được đưa vào hoạt động ở thủ đô nhằm phát huy hiệu quả trong một số giải pháp cấp bách của Chính phủ và thành phố nhằm hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông giai đoạn 2012 -2015. "Từ khi những cây cầu đi vào hoạt động Hà Nội đã giảm được từ 124 điểm có nguy cơ ùn tắc xuống còn 57 điểm (riêng 8 tháng đầu năm 2013 đã xử lý được 10 điểm)". Theo phương án phân luồng, xe 4 chỗ, xe máy, xe buýt, xe khách lưu thông theo hướng từ đường Đại Cồ Việt đi Trần Khát Chân và ngược lại qua khu vực nút giao sẽ ưu tiên đi trên cầu vượt. Các phương tiện từ đường Đại Cồ Việt đi thẳng đường Trần Khát Chân hoặc rẽ trái đi Phố Huế, các phương tiện từ hướng khác đi theo sự chỉ dẫn của hệ thống biển báo, đèn tín hiệu... Xe đạp bị cấm qua cầu. Bá ĐôCầu vượt nhẹ thứ 6 ở Hà Nội trước ngày thông xe