Theo đó, trục đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài) có chiều dài hơn 15 km, bắt đầu từ nút giao Trường Sơn - Hồng Hà (gần sân bay Tân Sơn Nhất) đến nút giao Linh Xuân - quốc lộ 1 và đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Đây là trục phát triển đô thị mới với kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, giao thông công cộng là chủ đạo, kết nối với nhiều đầu mối giao thông quan trọng của thành phố. Vì vậy, kiến trúc đô thị chung của toàn tuyến cũng theo hướng hiện đại và hài hòa với cảnh quan chung của khu vực.
Các công trình trên tuyến đường này sẽ được bảo tồn gồm cầu Bình Lợi, chùa Phổ Minh, chùa Long Nhiễu, làng mai Thủ Đức (tại phường Linh Đông) kết hợp cảnh quan sông nước và công trình công viên cây xanh dọc sông Sài Gòn.
Đường Mai Chí Thọ - Võ Văn Kiệt có chiều dài gần 14 km, từ cột cờ Thủ Ngữ (thuộc quận 1) đến nút giao quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh), đi qua các quận 1, 4, 5, 6 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Đây được xem là trục đường giao hòa giữa cũ và mới, truyền thống và hiện đại, giao thoa ba nền văn hóa Việt - Pháp - Hoa, kết nối hai trong ba trung tâm lớn của Sài Gòn xưa (Sài Gòn - Chợ Lớn)...
Theo đồ án, trên tuyến đường này sẽ quy hoạch một số tuyến đường thủy và bến du thuyền như Bến Bạch Đằng - cầu Mống (quận 1), điểm cắt đường Triệu Quang Phục và đại lộ Võ Văn Kiệt (đi vào khu phố cổ người Hoa Chợ Lớn tại quận 5)...
Còn trục xa lộ Hà Nội (dài gần 15 km, đi qua các quận 2, 9 và Thủ Đức). Đồ án quy hoạch cũng bảo tồn cấu trúc một số khu vực đô thị hiện hữu như biệt thự Thảo Điền (quận 2); giữ lại một phần mô hình đô thị khu biệt thự Làng Đại học thuộc phường Bình Thọ (quận Thủ Đức)...
Ngoài ra, quy hoạch cũng công bố các công trình kiến trúc có giá trị cần được nghiên cứu, bảo tồn trên trục đường này như Đền tưởng niệm các Vua Hùng thuộc Khu Công viên Lịch sử -Văn hóa Dân tộc; Nghĩa trang liệt sĩ thành phố; Tượng đài tưởng niệm chiến thắng Rạch Chiếc...
Phối cảnh thiết kế đô thị 1/2.000 đại lộ Võ Văn Kiệt:
Trung Sơn
Video: Sở QHKT TP HCM