![]() |
Nhà sinh thái học Thái Văn Trừng. |
Sau ngày hòa bình, xót xa trước cảnh hàng triệu ha rừng của đất nước chỉ còn trơ vài thân cây cháy rụi do bị chất độc hóa học và bom đạn phá hủy nặng nề, ông lại bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Phục hồi hệ sinh thái rừng bị chiến tranh hóa học của Mỹ hủy diệt ở miền Nam Việt Nam”. Kết quả là ông đã tìm ra keo lá chàm, loại cây vừa chịu được đất xói mòn, vừa có khả năng khôi phục hệ sinh thái rừng nhiệt đới, ngoài ra còn mang lại giá trị kinh tế cao. Sau khi trồng thử nghiệm thành công tại Củ Chi, keo là chàm được nhân rộng 30 ha tại Đồng Xoài và 200 ha tại Nam Cát Tiên. Đây cũng là một trong những nội dung chủ yếu của tác phẩm “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam”, một công trình được ông đúc kết trong gần 60 năm gắn bó với rừng vừa được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Lúc nào ông cũng say sưa kể chuyện về cây, về rừng. Dường như ông hiểu và yêu những cánh rừng Việt Nam như hiểu và yêu những người thân. Ở tuổi 83, không còn sức để có thể rong ruổi khắp mọi miền đất nước như ngày nào nhưng ông vẫn chưa chịu nghỉ. Ông nói sẽ tiếp tục viết đến cuối đời để hoàn thành một tác phẩm dành riêng cho trẻ em, giúp các em yêu rừng và yêu thiên nhiên hơn...
(TheoNgười Lao Động, Xuân Tân Tỵ).