Năm 1965, sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã cho phép Mỹ sử dụng Cam Ranh (Khánh Hòa) làm căn cứ quân sự. Ảnh: Peter A. Bird. Trong khoảng 8 năm đóng quân ở đây, Mỹ đã chi hàng trăm triệu USD để xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự và hậu cần "bất khả xâm phạm" cho lực lượng Hải - Lục - Không quân. Căn cứ này cũng chính là bàn đạp để Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Jeri Sisco Nơi đây có nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng đại tu xe tăng, hệ thống radar hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc qua Thái Lan, Philippines bằng cáp ngầm xuyên biển. Ảnh: Don Griffin Cam Ranh còn có kho chứa máy bay trong lòng núi, đường băng dài để phục vụ máy bay quân sự cỡ lớn như máy bay ném bom chiến lược B-52. Có những lúc, tần suất hạ cánh và cất cánh ở sân bay Cam Ranh được xếp vào hàng cao nhất thế giới. Ảnh: Dunlin. Máy bay cường kích hạng nặng Lockheed AC-130A ở Cam Ranh tháng 3/1969. Một góc doanh trại quân đội ở quân cảng Cam Ranh năm 1969. Đại bản doanh của lính Mỹ tại căn cứ quân sự này. Đây là nơi ở của hàng chục nghìn binh lính Mỹ, trong đó đông nhất là Lục quân và Không quân. Trong căn cứ quân sự này còn có câu lạc bộ dành cho lính không quân. Năm 1966, Tổng thống Mỹ Johnson đã tới thăm Cam Ranh và đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Để bổ sung binh lính và trang thiết bị cho căn cứ quân sự Cam Ranh, Mỹ đã điều nhiều chuyến tàu vận tải tới đây. Trong ảnh là chuyến tàu chở lính của Sư đoàn Không vận 101 tới Cam Ranh. Ảnh: Bettmann Theo một số tài liệu, mỗi tháng trung bình có khoảng 40 chuyến tàu cập cảng Cam Ranh. Căn cứ này tiêu thụ mỗi tháng hơn 3 triệu lít xăng dầu, gần 30.000 lít sữa, 26.000 kW điện... Dù căn cứ không quân Cam Ranh được Mỹ tự hào là hiện đại, an toàn nhưng từng bị bộ đội đặc công tinh nhuệ của Việt Nam đột kích, đốt cháy máy bay C130 và cho nổ kho bom. Năm 1972, Mỹ bàn giao căn cứ này cho quân đội Sài Gòn. Hơn 38 năm sau, tháng 8/2011, tàu USNS Richard E. Byrd đã trở thành tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ trở lại quân cảng Cam Ranh. * Xem tiếp: Cam Ranh - 24 năm làm căn cứ quân sự của Liên Xô Tiến ThưởngChuyển giao Trung tâm đào tạo thủy thủ tàu ngầm ở Cam Ranh Căn cứ bí mật của tàu ngầm Hà Nội