Trung tâm dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương cho biết, lúc 10h, bão trên khu vực đông bắc biển Đông, với sức gió mạnh nhất 75 km/h, tương đương cấp 8.
Với vận tốc 20-25 km/h, hướng tây tây bắc, bão sẽ tiếp tục mạnh thêm, ngày 7/10, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650 km về phía đông bắc, cường độ gió tăng thêm một cấp, mạnh nhất 90 km/h. Ngày 8/10, bão, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông bắc với sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10).
Tiếp đó, bão còn tiếp tục mạnh lên, đến 8/10, bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550 km về phía đông bắc, sức gió mạnh nhất 100 km/h (cấp 10).
Hoàn lưu bão khiến vùng biển phía bắc khu vực bắc biển Đông có gió mạnh cấp 8. Ngoài ra do hoạt động của gió mùa tây nam, khu vực giữa và nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa giông kèm gió giật mạnh, sóng biển 1,5 đến 2,5 m.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có công điện yêu cầu tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa thông báo cho tàu thuyền biết vị trí và diễn biến của bão để chủ đồng phòng tránh. Vùng nguy hiểm trong 24h tới được xác định là vùng biển giới hạn bởi phía bắc vĩ tuyến 19 và phía đông kinh tuyến 115. Các bộ ngành cần sẵn sàng lực lượng để kịp thời ứng cứu
Đây là cơn bão số 6 xuất hiện trên biển Đông trong năm. Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm còn khoảng 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, khu vực chịu tác động là từ Trung Bộ trở vào.