Lớp Kilo là tên định danh của NATO chỉ loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga. Tên gọi chính thức mà Nga đặt của lớp tàu ngầm này là Project 636. Phiên bản gốc của loại tàu ngầm này được gọi là Project 877 Paltus. Ảnh: Naval-technology Một con tàu Kilo 636 đang được đóng tại xưởng ở Nga. Các tàu ngầm Kilo lần đầu tiên được đưa vào hoạt động ở Nga từ tháng 4/1982. Ảnh: Naval-technology Một chiếc tàu Kilo khi đang lặn xuống nước. Kilo 636 có chiều dài đến 74 mét, chiều ngang 9,9 mét, tải trọng 3.100 tấn, có thể đạt vận tốc 37 km/h và lặn sâu 300 m. Ảnh: Naval-technology Phòng điều khiển máy móc bên trong con tàu. Tàu ngầm Kilo có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của Kilo là chống các loại tàu chiến và tàu ngầm trong vùng nước nông. Ảnh: Naval-technology Tàu ngầm Kilo có khả năng hoạt động 45 ngày trên biển và được đánh giá là một vũ khí đáng gờm nhờ vận hành rất êm, độ ồn rất nhỏ và được trang bị một hệ thống vũ khí hiện đại gồm các tên lửa hành trình và tên lửa đất đối không. Được coi là loại tàu ngầm hoạt động êm nhất thế giới, ngoài biệt danh "hố đen trong lòng đại dương", tàu ngầm Kilo còn được gọi là "sát thủ vô hình". Ảnh: Indiatoday Theo Indiatoday, có tổng cộng 24 tàu ngầm loại này trong hải quân Nga, với 17 chiếc đang hoạt động và 7 chiếc dự phòng. Nga đã xuất khẩu 33 tàu Kilo sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Iran, Algeria và Ba Lan. Ấn Độ là nước đầu tiên đặt mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng Trung Quốc là nước mua nhiều tàu này nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Ảnh: shipspotting.com Năm 2009, Việt Nam cũng đặt mua một đội gồm 6 tàu ngầm Kilo, với hợp đồng trị giá 2 tỷ USD. Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Ảnh: Oko-planet Toàn bộ số tàu ngầm trên do nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi tại St. Petersburg đảm nhận. Trong hình là tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 tàu, mang tên HQ-182 Hà Nội, sẽ được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam vào ngày 7/11 tới. Trong ảnh là chuyến thị sát tàu ngầm Hà Nội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân dịp thăm Nga hồi tháng 5. Ảnh: Chinhphu.vn Tàu ngầm thứ hai mang tên HQ-183 TP Hồ Chí Minh cũng đã được hoàn thiện. Các tàu còn lại là HQ-184 Hải Phòng, HQ-186 Khánh Hòa, HQ-185 Đà Nẵng và HQ-187 Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Dmirg78 Video về tàu ngầm Kilo Anh NgọcTàu ngầm Việt Nam 'thay đổi cán cân quân sự' Biển Đông Tàu ngầm Kilo về Việt Nam đầu năm sau