Các tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu đi vào hoạt động tại Nga từ tháng 4/1982, với nhiệm vụ chủ yếu là chống các loại tàu chiến và tàu ngầm hoạt động trong vùng nước tương đối nông. Tàu có hai phiên bản: Project 877 và Project 636.
Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877 EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể như động cơ diesel/điện mạnh hơn, tốc độ hành trình khi lặn nhanh hơn, độ ồn hoạt động thấp. Nhờ tiếng ồn giảm đáng kể, tàu ngầm lớp Kilo 636 có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và tấn công trước khi bị phát hiện, và cũng nhờ đó nó được các chuyên gia hải quân Mỹ mệnh danh là "hố đen trong đại dương".
Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 tăng đáng kể nhờ trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình Novator Club-S (SS-N-27) sử dụng tên lửa chống hạm 3M-54E1. Với tầm bắn 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, loại tên lửa này cho phép Project 636 tấn công nhanh từ xa, tránh đi vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực có bẫy mìn, thủy lôi.
Ngoài ra, tàu còn có một cơ cấu phóng tên lửa đất đối không, sử dụng 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin) hoặc tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet). Strela-3 có khả năng mang theo đầu đạn 2 kg với tầm bắn tối đa 6 km. Tên lửa Igla nặng hơn, có tầm bắn tối đa 5 km, với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh. Cả hai loại tên lửa này đều được trang bị đầu dẫn đường hồng ngoại.
Việt Nam đặt mua một đội gồm 6 tàu ngầm do Nga sản xuất vào năm 2009. Hợp đồng trị giá 2 tỷ USD còn quy định về việc huấn luyện các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam ở Nga. Xưởng Admiralty ở St. Petersburg phụ trách đóng tất cả 6 tàu và dự kiến bàn giao cho Việt Nam trước năm 2016.
"Hà Nội", chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên, sẽ được bàn giao kỹ thuật cho Việt Nam vào ngày 7/11 tới. Nó dự kiến tự bơi qua ngả châu Phi để cập cảng Việt Nam đầu năm 2014.
Các thông số kỹ thuật của tàu ngầm Kilo (theo Wikipedia) Trọng lượng nước rẽ:
Khả năng lặn sâu tối đa: 300 m Khả năng hoạt động: 45 ngày trên biển Vũ khí:
|
Nguyễn Tâm