![]() |
Một người dân đi lấy nước từ xe tải chở nước ở Dalianhe (tỉnh Hắc Long Giang). Nơi đây nằm bên sông Tùng Hoa và đang áp dụng lệnh cắt nước. |
Ông Xie là quan chức đầu tiên mất chức về vụ thảm họa môi trường này. Hàng tấn chất benzene gây ung thư đổ ra sông Tùng Hoa (đông bắc Trung Quốc), khiến hàng triệu người dân bị cắt nước. Đoạn sông nhiễm độc đang chảy sang Nga và dự kiến sẽ tới nước này ngày 10/12.
Trước đó, người phó của ông Xie – Wang Yuqing – bình luận, các quan chức địa phương đã khiến Trung Quốc mất cơ hội ngăn chặn nước nhiễm độc lan rộng. Vụ nổ tại nhà máy hóa học ở Cát Lâm xảy ra ngày 13/11. Nhưng Bắc Kinh đến ngày 17/11 mới được thông báo. Ông cũng bình luận rằng các lãnh đạo địa phương “ngầm chấp thuận việc đổ chất gây ô nhiễm xuống sông để theo đuổi việc phát triển kinh tế”.
Hơn hai tuần sau khi xảy ra thảm họa, chất ô nhiễm ở sông Tùng Hoa vẫn cao 21 lần so với mức cho phép – Bộ trưởng An toàn Lao động Li Yizhong bình luận. “Các thành phố nằm bên sông Tùng Hoa cần phải đề cao cảnh giác”, ông nhận xét.
Sông Tùng Hoa chảy vào sông Hắc Long Giang, mang tên Amur ở Nga. Khabarovsk, thành phố lớn nhất bên sống Amur, dự định cắt nước khoảng 2 ngày nếu mức độc bị coi là nguy hiểm.
Tại cuộc gặp với Tổng lãnh sự Trung Quốc Fan Xianrong ở Khabarovsk, đại diện của đảng Rodina (theo tư tưởng dân tộc) của Nga Albert Kalinov than phiền về việc che giấu thông tin quanh vụ việc: “Nếu ngài đã nói chúng ta là láng giềng tốt, các ngài không nên giấu giếm gì hết, mọi việc phải rõ ràng”. Ông Fan đáp lại rằng giới chức Trung Quốc vẫn liên lạc hằng ngày với Nga và tòa lãnh sự đang làm việc không mệt mỏi để cung cấp thông tin.
M.C. (theo AP)