Tổng thống Mỹ George Bush (trái) cùng Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki tham gia cuộc họp báo ở Iraq hôm 14/12. Phóng viên một kênh truyền hình vệ tinh phát sóng từ Cairo, Ai Cập, ném hai chiếc giày về phía Bush. Ông cúi xuống và chiếc giày lao vào cờ Mỹ. Ảnh: AP. |
Ứng viên tổng thống Mỹ, nay là tổng thống đắc cử, Barack Obama nói chuyện với phóng viên sau khi bang Rhode Island về tay đối thủ Hillary Clinton trong cuộc đua nội bộ đảng. Đế giày của ông mòn hai vết to tướng. Ảnh: Time. |
Chủ tịch ngân hàng thế giới Paul Wolfowitz cởi giày khoe ngón chân cái qua đôi tất thủng. Ảnh: BBC. |
Sau cuộc đảo chính buộc nhà độc tài Ferdinand Marcos và vợ Imelda bỏ chạy khỏi Philippines năm 1986, giới chức nước này thu giữ hơn 1.200 đôi giày của cựu đệ nhất phu nhân. Imelda Marcos nổi tiếng với các chuyến đi mua sắm tại các cửa hàng sang trọng bậc nhất thế giới và tổ chức các bữa tiệc xa hoa trong đất nước Philippines nghèo nàn. Trong ảnh, Imelda Marcos hội ngộ 200 đôi giày của bà tại bảo tàng Marikina gần thủ đô Manila năm 2001. Ảnh: AP. |
Ngày 1/9/1953, ứng viên tổng thống phe Dân chủ Mỹ Adlai E.Stevenson khoe đôi giày đã thủng đế khi đang tranh cử tại bang Michigan. Đôi giày trở thành biểu tượng cho thấy hình ảnh Stevenson chất phác. Dù thế, điều này không giúp ông vào Nhà Trắng. Đối thủ Dwight Eisenhower đã giành ghế tổng thống trong cuộc bầu cử này. Ảnh: LA Times. |
Tháng 10/1960, Nikita Kruschev, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, đập giày của ông lên bàn trong một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York. Ông phản đối việc đại diện của Philippines cáo buộc Liên Xô "ngốn" cả Đông Âu. Ảnh: AP. |
Một chính trị gia ném giày vào đầu chủ tịch cơ quan lập pháp Đài Loan Wang Jin-pyng năm 2007, gây ra một vụ ẩu đả giữa phe cầm quyền và đối lập. Ảnh: AP. |
Một người đàn ông chuẩn bị đập tượng Ahmed Hassan Bakr, cựu tổng thống Iraq và thành viên đảng Bath, sau khi bức tượng bị kéo đổ tháng 5/2003. Đánh ai đó hoặc vật gì đó bằng giày là một hành động sỉ nhục trong thế giới Ảrập. Ảnh: AP. |
Hải Ninh