Tàu sân bay không chỉ phô trương sức mạnh tổng thể của một quốc gia, mà còn đóng vai trò chủ chốt trong chính sách quốc phòng và chiến lược của mỗi nước.
Hiện có 9 nước vận hành tàu sân bay với tổng cộng 20 chiếc thuộc nhiều chủng loại: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italy, Brazil, Ấn Độ và Thái Lan. Trung Quốc chuẩn bị gia nhập câu lạc bộ này khi đang hoàn thiện tàu sân bay đầu tiên dự kiến mang tên Shi Lang.
Mỹ hiện có 11 tàu sân bay đều chạy bằng năng lượng hạt nhân và có trọng tải hơn 90.000 tấn. Tàu USS Enterprise (trong ảnh) là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. |
Anh có duy nhất một tàu sân bay mang tên HMS Illustrious, trọng tải 22.000 tấn, chuyên chở các loại máy bay cất cánh bằng đường băng ngắn và có thể hạ cánh thẳng đứng. |
Pháp cũng có một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, được lấy tên từ cố tổng thống Charles de Gaulle. |
Italy có hai tàu sân bay đang hoạt động: Giuseppe Garibaldi trọng tải 14.000 tấn (trong ảnh) và Gavour trọng tải 27.000 tấn. Cả hai đều chuyên chở loại máy bay cất cánh bằng đường băng ngắn và có thể hạ cánh thẳng đứng. |
Tàu sân bay Gavour của Italy. |
Tàu Principe de Asturias trọng tải 17.000 tấn là tàu sân bay do Hải quân Tây Ban Nha sử dụng. |
Nga hiện vận hành duy nhất tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, với trọng tải hơn 67.000 tấn. |
Tàu sân bay duy nhất của Ấn Độ - INS Viraat - được mua từ Anh. Nó vốn là tàu HMS Hermes trước khi được Ấn Độ cho nâng cấp. |
Tàu sân bay duy nhất của Hải quân hoàng gia Thái Lan - Chakri Naruebet - là loại chuyên chở máy bay lên thẳng và do một công ty đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo. Thái Lan hiện là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu sân bay. |
Sao Paulo là tàu chiến trọng điểm và là tàu sân bay duy nhất của hải quân Brazil. Con tàu được mua từ Pháp vào năm 2000. |
Song Minh (Ảnh: Xinhua)