Nếu tác giả của bài hát đã mất từ 50 năm trở lên, bài hát đó được coi là tác phẩm thuộc về công chúng. Khi đó mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền sử dụng mà không phải trả tiền bản quyền cho tác giả.
Nếu không thuộc trường hợp ở trên, theo Khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt văn hóa và tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào thì không phải trả tiền bản quyền cho tác giả.
Những trường hợp phải trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ
Theo Khoản 3 Điều 20 và Khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi khai thác hoặc sử dụng một bài hát chưa phải là tác phẩm thuộc về công chúng, phải trả tiền bản quyền cho tác giả nếu thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả là nhận tiền quảng cáo, tài trợ…).
Theo Khoản 1 Điều 25 khi bạn tự sao chép cho mục đích nghiên cứu khoa học, trích dẫn hợp lý tác phẩm để bình luận, minh họa hoặc giảng dạy, hay sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện... thì không phải trả tiền nhuận bút, thù lao hoặc bản quyền cho tác giả.
Nhìn chung, những hoạt động sử dụng tác phẩm để phục vụ cho mục đích cộng đồng hoặc nghiên cứu và không thu lợi sẽ không phải trả tiền bản quyền cho tác giả.
Phải trả bao nhiêu tiền bản quyền cho nhạc sĩ?
Về cơ bản, tiền nhuận bút hoặc bản quyền cho việc sử dụng hoặc khai thác một bài hát được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng bài hát và tác giả bài hát đó.
Đối với trường hợp bài hát thuộc quyền sỡ hữu của Nhà nước hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác hoặc sử dụng bài hát bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, tmức tiền đươc thanh toán sẽ tính theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm doanh thu cuộc biểu diễn được quy định cụ thể tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP.
Nguyễn Văn Thành
Công ty EZLAW