Tôi từng gặp trường hợp như vậy. Khoảng 10 giờ tối vợ chồng tôi đi ăn, thấy tai nạn giao thông xảy ra trước mặt. Một thanh niên chạy xe máy ẩu tông từ phía sau xe cô bé đi phía trước. Hậu quả là cô bé và gãy xương mắt cá chân, trầy xước khắp người (nam thanh niên không ngã và chạy mất). Cô bé nằm trên đường không ngồi dậy được.
Tôi thấy vậy đỡ cô bé dậy dù rất tỉnh táo. Cũng gần bệnh viện nên tôi lấy xe của cô chở vào. Vợ tôi chạy xe theo. Trên đường đi tôi kêu cô bé gọi điện cho gia đình báo bị tai nạn và đang vô bệnh viện.
Đến viện tôi ẵm cô bé lên băng ca và chuyển vào phòng cấp cứu. Cô đưa tôi giữ dùm giỏ xách cũng như chiếc xe, vì người nhà chưa tới. Khoảng 10 phút sau người nhà tới gồm ba, mẹ và cậu em trai. Thấy tôi đang đứng giữ xe ngay cổng, không nói lời nào cậu em trai túm cổ áo định đánh.
Tôi gạt ra và nói là người đưa em đi viện chứ không phải người gây tai nạn, người gây tai nạn chạy mất rồi. Họ vẫn không tin mà cứ sấn xổ. Lúc này tôi bảo cô bé còn rất tỉnh táo, mọi người cứ vào mà hỏi. Tôi cũng nói luôn là em nhờ tôi giữ hộ túi xách, điện thoại cũng như xe máy.... (vì em ấy đang mặc áo dài). Họ vào trong 10 phút rồi ra xin lỗi.
Sau sự việc trên tôi dặn lòng không cứu giúp tai nạn giao thông nếu đó không phải là người thân, quen của mình. Các bạn cứ thử nghĩ nếu cô bé bị chấn thương hôn mê thì chắc tôi là người lãnh hậu quả.
Bởi vậy tại sao khi bị tại nạn ở Việt Nam người dân bu lại xem rất đông nhưng không ai dám cứu giúp kể cả taxi hay xe ôm.
Nguyễn Trung
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết trùng với quan điểm của tòa soạn).