![]() |
Europa có các rãnh chằng chịt trên bề mặt. |
Europa là vệ tinh thứ sáu được biết đến của sao Mộc, đứng thứ 4 về mặt kích thước và nhỏ hơn mặt trăng của chúng ta một chút. Tuy không được biết nhiều bằng sao Hỏa, nhưng Europa là một trong hai vệ tinh duy nhất thuộc hệ Mặt Trời có thể có sự sống, do bề mặt nó được bao phủ bằng một lớp băng mỏng. Vấn đề phải là tìm hiểu xem lớp băng bao phủ Europa có che giấu một đại dương có khả năng chứa sự sống, hay ít ra là các vi khuẩn có thể sống trong môi trường băng giá.
Chủ dự án Galileo thuộc NASA, Terrence Johnson, cho biết Viện Massachusetts (MIT) sẽ giúp các nhà khoa học thu được nhiều thông tin từ một chiếc máy tương đối đơn giản và chắc chắn: đó là máy thu dẫn âm.
Dự án thăm dò vệ tinh Eropa ra đời trên giả thuyết cho rằng các rãnh lớn ở khắp bề mặt hành tinh xuất hiện trong các bức ảnh là những vết nứt trên lớp băng. Các vết nứt này cho phép các sóng âm thanh thu năng lượng và căn cứ vào mức độ thu dẫn năng lượng để xác định hành tinh có chứa nước hay không.
Các dấu hiệu đầu tiên rất đáng khích lệ. Những dữ liệu từ trường do tàu thăm dò Galileo của NASA thu thập được công bố năm ngoái đã cho phép đưa ra giả thuyết rằng, có một chất lỏng dẫn điện dưới bề mặt vệ tinh này. Nhưng phải mất nhiều thập kỷ trước khi việc hợp tác giữa NASA và MIT đưa ra những kết quả: Việc thám hiểm Europa dự kiến kéo dài 7 năm. Ngoài ra tàu con thoi sẽ không hạ cánh trên vệ tinh, mà bay quanh nó và đo đạc các chuyển động của bề mặt từ không gian. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện dự án đến nay còn chưa rõ ràng.
(Theo AFP, 11/6)