![]() |
Một trong hai sao quark mới quan sát được bằng kính thiên văn Chandra. |
Trái đất và mặt trời được cấu thành từ các nguyên tử. Cấu trúc của nguyên tử gồm proton mang điện dương, neutron trung tính và electron mang điện âm. Electron chạy trên các quỹ đạo xung quanh hạt nhân (gồm proton và neutron). Giữa chúng là các khoảng trống rất lớn. Như vậy, cấu trúc nguyên tử thực ra là một cấu trúc "xốp", và vật chất của trái đất là mặt trời thuộc loại "nhẹ".
Tuy nhiên trong các vụ nổ sao, cấu trúc nguyên tử có thể bị phá vỡ, tạo thành các khối "vật chất nặng" từ các hạt nhỏ hơn nguyên tử. Một trong những dạng tồn tại phổ biến của vật chất nặng là sao neutron. Đến nay, những sao này (gồm các hạt neutron xếp sát nhau) là các cấu trúc vật chất dày đặc nhất trong vũ trụ. Một thìa nhỏ neutron có khối lượng khoảng 1 tỷ tấn.
Trên thực tế, proton và neutron còn có thể phân chia thành các hạt hạ nguyên tử (subatomic), hay còn gọi là các hạt quark. Ở sao neutron, giữa các quark còn có khoảng trống do tương tác điện từ giữa chúng.
Tuy nhiên, theo phỏng đoán của các khoa học, tại hai ngôi sao mới quan sát được thì các quark này thuộc loại quark "lạ", và chúng có thể xếp sát với nhau. Nếu đúng vậy thì đây là dạng vật chất nặng nhất mà người ta từng quan sát được.
Minh Hy (theo dpa)