Vân sam Na Uy thuộc chi vân sam, sống trong các dãy núi ở miền tây Thụy Điển. Với tuổi thọ 9.550 năm, đây được coi là một trong những cây gỗ già nhất thế giới từng được biết đến. Biến đổi khí hậu là một nguyên nhân khiến số lượng và tuổi thọ của loài này giảm nhanh chóng. Posidonia là một loài cỏ biển ở Địa Trung Hải, đã tồn tại khoảng 100.000 năm. Loài cỏ này sinh sản bằng cả hai phương pháp hữu tính và vô tính. Rêu đá mọc ở khu vực đảo Voi của Nam Cực. Đây được coi là loài rêu đá cổ xưa nhất thế giới, với tuổi thọ khoảng 5.500 năm. Chúng được các nhà thám hiểm phát hiện cách đây 100 năm. La Llareta sống ở sa mạc Atacama ở Chile. Đặc trưng của loài này là phát triển thành đám màu xanh, bao quanh các phiến đá nhỏ. Chúng có tốc độ phát triển chậm và sống hơn 2.000 năm. Trong ảnh là cây bạch đàn hiếm trên thế giới với tuổi thọ 13.000 năm. Cây bạch đàn mọc ở bang New South Wales của Australia và là một trong 5 cây thuộc loài cây bạch đàn hiếm còn lại trên thế giới. Thông Bristlecone mọc ở dãy White Mountains, thuộc bang California, Mỹ. Nó dược xếp vào nhóm những loài cây sống lâu nhất thế giới, với hơn 5.000 năm tuổi. Linh Anh (Theo Discovery News)Sinh vật sống thọ nhất thế giới Rêu hồi sinh sau 1.500 năm