Ngành công nghiệp dược (thuốc) đang phát triển nhưng thực tế lại thiếu hụt một lượng lớn dược sĩ - người có chuyên môn về thuốc tân dược để làm việc tại các nhà thuốc, đại lý tân dược, bệnh viện, trung tâm y tế. Nguồn nhân lực ngành dược của Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu, tỷ lệ dược sĩ chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số nhân lực của toàn ngành y tế. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực như Singapore, Nhật Bản. Theo kế hoạch phát triển nhân lực của ngành y tế vào năm 2015, Bộ Y tế đang triển khai kế hoạch đào tạo lại các cán bộ y tế, nâng cấp các cơ sở đào tạo y - dược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo dược sĩ.
Công việc của dược sĩ (trình dược viên) tại các cơ sở y tế khám chữa bệnh như bệnh viện, trung tâm y tế là giới thiệu các thuốc mới (đặc biệt là thuốc kê đơn) cho các cho các bác sĩ. Dược sĩ khi làm việc tại các nhà thuốc tư nhân, họ trở thành người tư vấn về sử dụng thuốc và sức khỏe cho cộng đồng dân cư, nơi nhà thuốc hoạt động. Dược sĩ không chỉ là một chuyên gia về thuốc mà còn là chuyên gia về các xét nghiệm sinh hóa lâm sàng khi tham gia vào quyết định dùng thuốc ở các trường hợp đặc biệt trong khi tham gia hội đồng tư vấn thuốc và điều trị.
Nghề dược chia thành nhiều cấp học nhưng phổ biến là dược sĩ trung cấp và dược sĩ đại học. Dược sĩ trung cấp được phép đứng quầy bán lẻ thuốc, làm đại lý bán thuốc và được học liên thông lên Đại học Dược khi hội đủ điều kiện liên thông theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế. Thu nhập của dược sĩ ngoài lương cơ bản còn có thưởng doanh số hoặc chiết khấu theo số luợng dược phẩm tiêu thụ được. Đối với dược sĩ làm nghề trình dược, thường được gọi là nhân viên kinh doanh (gọi tắt là sale) trong lĩnh vực y tế thì thu nhập sẽ ở mức hấp dẫn, vì vậy, nghề dược được xem là một trong những nghề được nhiều bạn trẻ mới tốt nghiệp trung học phổ thông lựa chọn.
Ở Việt Nam hiện nay, để trở thành dược sĩ, học sinh phải vào học tại các trường y tế chuyên đào tạo nghề dược. Năm học 2014, trường Trung cấp Y tế Pasteur có kế hoạch tuyển sinh dược sĩ trung cấp thông qua hình thức xét học bạ lớp 12 (dành cho thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc đã học xong lớp 12 nhưng thi trượt tốt nghiệp THPT). Thời gian đào tạo là hai năm, nếu thi trượt tốt nghiệp THPT cấp 3 thì đối tượng học viên này sẽ phải học bổ sung văn hóa 3 tháng.
Ngoài ra, nhà trường còn mở lớp trung cấp dược đào tạo hệ 9 + 3 dành cho học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở - lớp 9. Đối tượng này thời gian đào tạo là 3 năm, trong đó có thời gian 1 năm đào tạo bổ túc văn hóa để hoàn thành chương trình THPT cấp 3. Đặc biệt, nhà trường mở lớp đào tạo văn bằng hai Trung cấp Dược chuyển đổi với thời gian học một năm dành cho người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng hoặc đại học nhóm ngành khác.
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển: Các ngày trong tuần, từ thứ hai đến chủ nhật. Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng dược sĩ trung cấp chính quy, có thể học liên thông lên Đại học Dược khi hội đủ các điều kiện theo quy chế tuyển sinh liên thông của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế.
Hồ sơ đăng ký học Trung cấp Dược gồm:
- Một bộ phiếu đăng ký tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp theo mẫu của Bộ Giáo dục và đào tạo mua tại các hiệu sách trong cả nước.
- Một bản sao công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với học sinh vừa tốt nghiệp).
- Một bản sao công chứng học bạ.
- Một bản sao công chứng bằng và bảng điểm đối với đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp trở lên.
- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Hai ảnh màu 3x4.
- Hai phong bì dán tem thư và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để nhà trường liên hệ.
Bạn có thể liên hệ trường Trung cấp Y tế Pasteur Hà Nội - số 110 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội (gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: (04) 6 296 6296 - 0983 478 886. Nhà trường có ký túc xá cho sinh viên nội trú, cấp học bổng cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách như: con thương binh, liệt sĩ, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số...
(Nguồn: Trung cấp Dược)