Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
I. PHẦN CHUNG CHO TÁT CẢ CÁC THÍ SINH (3,0 điểm) | |||
1 |
1. Những ý chính của văn bản
- Thông tin về vụ Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam. - Tình cảm, thái độ và của người dân Việt Nam trong và ngoài nước trước vụ việc - Lời khuyên dành cho mọi người khi thể hiện tinh thần yêu nước với những hành động phù hợp. 2. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí - Việc dùng các từ gạch chân (tính từ mạnh) để lên án hành động trái pháp luật, vi phạm chủ quyền lãnh thổ và luật biển năm 1982 của Trung Quốc đồng thời cũng thể hiện sự phẫn nộ của người viết. 3. Viết đoạn văn. Học sinh cần thể hiện được một số ý chính sau đây: + Nêu được tính nóng hổi và nghiêm trọng của sự việc + Thể hiện thái độ của bản thân + Hành động sáng suốt tránh bị kẻ xấu lợi dụng… |
1.00
1.00 1.00 |
|
2 | 1 |
a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch nổi tiếng - Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng và thành công của ông - Đoạn trích: “…” thể hiện khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba được sống là chính mính |
0,50 |
2 |
b. Phân tích
- Giới thiệu qua về nhân vật Hồn Trương Ba - Vị trí của đoạn trích: ở phần sau của văn bản: cuộc đối thoại giữa nhân vật Hồn Trương Ba và Đế Thích * Khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba - Trước đó: bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt: + Sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo + Bị gia đình, người thân lạnh nhạt, không chấp nhận. Và cuối cùng sau nhiều ngày đấu tranh ông đã vươn lên để hoàn thiện mình và đã chiến thắng => cuộc nói chuyện với Đế Thích thể hiện khát vọng: “ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết” => Thể hiện sự thay đổi trong nhận thức hết sức lớn lao của nhân vật Hồn Trương Ba để rồi sau đó, ông từ chối việc nhập vào xác cu Tị để được tiếp tục tồn tại. c. Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: con người được sống là chính mình - Được sống đã là một điều quan trọng nhưng sống như thế nào còn quan trọng hơn. - Từ đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung, Lưu Quang Vũ đã đưa đến cho người đọc một quan niệm về sự tồn tại ở đời: không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; sống phải là chính mình. - Liên hệ: + Ngày nay nhiều người chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. + Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà không chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. => Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. - Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi - Bài học cho bản thân: Hãy là chính mình. |
0,50 0,50 2,00 3,00 |
|
3 |
Đánh giá
- Ý nghĩa triết lí, nhân sinh mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung. - Tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ (tình huống, phân tích diễn biến tâm lí) |
0,50 | |
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng. |