Thầy giáo Christopher Pell là tác giả của bài giảng sau đây về kỹ năng làm bài thi Reading IELTS, đăng tải trên trang IELTSadvantage:
Hãy để tôi nói với bạn một bí mật. Bài thi Reading trong IELTS không thực sự là một bài kiểm tra kỹ năng đọc. Tất nhiên bạn vẫn cần sử dụng các kỹ năng của môn đọc như skimming (đọc lướt), scanning (đọc nhanh), nhưng có rất nhiều người làm bài đọc rất tốt mà không phải luyện quá nhiều hai kỹ năng đó.
Theo tôi, điều khác biệt giữa ở những người kiếm được điểm 9 môn Reading với toàn bộ những người còn lại nằm ở một thứ. Đó là Vocabulary - Từ vựng. Sở dĩ tôi nói bài thi đọc không hẳn là một bài thi kiểm tra kỹ năng đọc, vì thực ra nó là bài thi về từ vựng.
Theo đó, không những bạn phải biết thật nhiều từ vựng mà còn phải thông thạo rất nhiều từ đồng nghĩa - synonym.
Không tin tôi ư? Bạn hãy nhìn vào bài thi sau nhé:
Câu hỏi này trông có vẻ đơn giản. Phải chăng tất cả những gì chúng ta cần làm là sử dụng kỹ năng đọc để tìm câu trả lời nằm ở đâu đó trong đoạn văn. Tuy nhiên, không hẳn như vậy.
Câu trả lời dành cho câu hỏi số một nằm trong đoạn dưới đây:
Bạn cần biết rằng "affected by cold temperatures’ đã được "paraphrase" thành "could not always be depended on in…freezing weather".
Giờ hãy nhìn vào câu trả lời cho câu hỏi thứ hai:
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết rằng "farming communities" có nghĩa tương tự "where seasonal agriculture was practiced".
Trong cùng một trang giấy, chúng ta có thể thấy thêm vài ví dụ về từ đồng nghĩa và diễn giải câu.
Tại sao có quá nhiều từ đồng nghĩa như vậy?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần hiểu cách đề thi IELTS được làm như thế nào. Trước hết, người ra đề tìm một bài viết nào đó. Sau đó, họ lấy bài viết này và đặt ra các câu hỏi. Nếu họ chỉ đơn giản sao chép từ, cụm từ từ bài viết sang câu hỏi thì quá dễ dàng, do đó họ phải dùng tới từ đồng nghĩa và biện pháp diễn giải (paraphrase). Kết quả là nhiều câu hỏi có nghĩa tương tự như một phần nào đó trong bài viết, nhưng được viết một cách khác đi.
Khi hiểu được cơ chế ra đề này, bạn sẽ cần tìm kiếm các cụm từ đồng nghĩa và từ đó bài đọc sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Vậy tôi có nên luyện tập thật nhiều về kỹ năng tìm từ đồng nghĩa?
Đó là một cách luyện tập tốt khi bạn ôn thi IELTS. Tuy nhiên, có quá nhiều từ đồng nghĩa trong tiếng Anh và gần như là không thể có chuyện các cặp từ đồng nghĩa lặp đi lặp lại trong các bài thi.
Vậy tôi nên làm thế nào?
Các sinh viên liên tục hỏi tôi câu hỏi này và tôi luôn nói với họ rằng đọc thật nhiều là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao vốn từ vựng. Tuy nhiên, có hai điều quan trọng mà bạn nên nhớ.
Đầu tiên, đừng đọc những bài thi IELTS cũ. Như tôi đã nói ở trên, việc luyện tập là rất quan trọng nhưng không phải là tất cả. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn đọc những gì mà mình thích thú. Bằng cách này, bạn sẽ học được cái gì đó mà không cảm thấy nhàm chán. Nếu yêu bóng đá, hãy đọc tạp chí bóng đá. Nếu đam mê quần áo, hãy đọc các blog thời trang. Thích cập nhật tình hình thời sự thế giới, hãy đọc tin tức quốc tế.
Thứ hai, bạn cần ghi lại và ôn lại từ mới. Khi nhìn thấy một từ mới, hãy gạch chân. Sau khi đọc hết bài, bạn có thể quay lại và đoán nghĩa của từ. Đây chính là điều bạn sẽ phải làm khi làm bài thi môn đọc, do đó đoán nghĩa là một kỹ năng cần luyện tập. Nếu cần, sau này bạn có thể kiểm tra lại nghĩa trong từ điển. Sau đó, bạn cần ghi lại những từ mới học được vào một cuốn sổ tay đặc biệt. Bên cạnh các từ bạn hãy ghi nghĩa, các từ đồng nghĩa, các ví dụ như sau:
Với những tài liệu đọc mình yêu thích, một cuốn sổ tay đặc biệt, bạn có thể liên tục ôn lại từ mới mỗi tuần.
Còn nếu làm điều này hàng ngày, chắc chắn kho từ vựng của bạn sẽ tăng lên một cách nhanh chóng.
Thanh Bình (theo Ieltsadvantage.com)