Có một thực tế đang diễn ra trên khắp giảng đường đại học là mặc cho nỗ lực của giảng viên để bài giảng sinh động hơn, mặc cho những anh chị khoá trên chia sẻ kinh nghiệm cần tập trung vào việc học, thì đa số sinh viên vẫn thiếu quan tâm đến việc học hoặc học tập một cách gượng ép. Thế nhưng số sinh viên này lại đang tranh thủ từng giờ từng phút để lướt newsfeed Facebook, cập nhật thông tin từ bạn bè, từ cuộc sống.
Tại những bài giảng quá khô khan, nặng về lý thuyết không còn đủ hấp dẫn với sinh viên? Hay tại môi trường đại học quá đông khiến cho bạn trẻ rất khó có cơ hội thể hiện bản thân? Thế giới Facebook mở ra những điều thú vị gì mà lại cuốn hút các bạn đến thế?
Bạn Trần Minh Châu, sinh viên năm cuối của khoa Công nghệ thông tin một trường đại học danh tiếng chia sẻ, Facebook gây nghiện bởi nó thân thiện. Profile trở thành hình ảnh của bạn trước bạn bè, thầy cô, công chúng. Mình có thể tự do kết bạn và chia sẻ quan điểm, sở thích cá nhân cũng như tương tác với bạn bè mọi lúc mọi nơi. Mình còn có thể cập nhật tin tức, thông tin khoa học mới nhất đang diễn ra khắp mọi nơi trên thế giới. Việc học tập, chia sẻ kiến thức, hỗ trợ lẫn nhau cũng trở nên nhanh, dễ dàng và thú vị thông qua các group, fanpage.
"Sẽ thật tốt nếu như các nhà trường sử dụng luôn nền tảng của Facebook làm thành kênh chính thức để trao đổi thông tin", Minh Châu nói.
Đưa giảng đường lên Facebook. Tại sao không?
Nghiên cứu nghiêm túc về thói quen và xu hướng sử dụng công cụ online của giới trẻ hiện đại, FUNiX - Đại học trực tuyến đầu tiên của Việt Nam đã công bố việc tích hợp nền tảng mới cho phép học viên học tập và trao đổi ngay trên môi trường Facebook. Việc này ra đời giúp đưa tới cho các bạn sinh viên những trải nghiệm học tập mới mẻ và hữu ích.
Sinh viên FUNiX hoàn toàn tự học online tại hệ thống học tập trên Facebook, khi có câu hỏi khó có thể trao đổi trực tiếp ngay với mentor và bàn luận, chia sẻ với các học viên khác từ mọi miền đất nước và cả học viên sống ở nước ngoài.
Bằng cách này, sinh viên và mentor có thể tương tác ở mọi nơi mọi lúc 24h/7 chứ không bó hẹp như thời gian học trên giảng đường truyền thống. Kiến thức được trao đổi trên group đều có thông báo về điện thoại, cập nhật thường xuyên.
Chưa kể tại FUNiX, các học viên và mentor giao tiếp, trao đổi với nhau trong không khí rất thoải mái, thân thiện, dễ gần. Nếu có một trường đại học nơi mà thầy và trò cùng giao tiếp bằng ngôn ngữ của “cư dân mạng” gần gũi thì bạn có thấy hào hứng và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn không?
Không chỉ tương tác với các mentor về vấn đề bài vở mà học viên tại FUNiX còn được tiếp cận sớm với các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn do chính mentor mang lại. Đây đều là những chuyên gia, những người đứng đầu trong các tập đoàn công nghệ lớn mà bình thường bạn khó có thể tiếp cận được.
Vừa học trực tuyến để lấy bằng đại học lại vừa ngay lập tức có việc làm, tạo ra được thu nhập sớm mà không phải lo lắng về nghề nghiệp sau khi ra trường, đây chính là cơ hội mà những ai đam mê và muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin không thể bỏ qua.
Thuộc hệ thống FPT Education, FUNiX cung cấp bằng Cử nhân Công nghệ thông tin, các chứng chỉ nghề nghiệp và kỹ năng mềm. FUNiX không phải là một trường để dạy dỗ, mà là một môi trường để các sinh viên tự khám phá ra những bí ẩn của CNTT, tự thực hiện những mơ ước của mình, dù là làm một website cá nhân, viết một game nhỏ hay xây dựng một chương trình đồ sộ. Giáo sư Richard Muller, giáo sư vật lý nổi tiếng của Đại học Berkeley, tác giả cuốn “Vật lý cho tổng thống tương lai”, ngày 1/12 mới đây, đã viết trên Quora như sau: "Chúng ta cần một cách tiếp cận hoàn toàn mới với giáo dục đại học mà lại không được quá khác. Ý tưởng của tôi là kết hợp những giáo sư siêu đẳng với mạng lưới trợ giúp tại địa phương thông qua Internet. Tôi đã lập kế hoạch kinh doanh, nhưng bị phản đối kịch liệt. Nhưng tôi tin là ai đó sẽ làm. Nó sẽ làm cho đại học chất lượng cao giá hợp lý không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở Mỹ. Không chỉ cho những người suốt ngày đi học, mà cả những người chỉ có thể tiết kiệm thời gian để học…". 15 ý tưởng mà giáo sư nêu ra trong bài báo, tình cờ thế nào lại gần như trùng khớp hoàn toàn với cương lĩnh hoạt động của FUNiX, ngoại trừ một vài điểm nhỏ như mentor giáo sư gọi là local professor (giáo làng), hoặc vì là một giáo sư lý thuyết, nên ông chưa tính đến sự công nhận của ngành công nghiệp. Giáo sư cũng tiên đoán là công nghệ sẽ là những môn đầu tiên được giảng dạy ở trường đại học “trên mây” này. Trong khi sinh viên FUNiX đã nhập học kỳ 2, ý tưởng của một giáo sư hàng đầu vẫn bị đại học danh tiếng nhất nước Mỹ xếp xó. Tìm hiểu thêm cách thức học tập trên facebook tại www.funix.edu.vn |
Nguyễn Thành Nam